Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 2: Cậu bé ham học hỏi (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Cậu bé ham học (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện Cậu bé ham học hỏi là ai?

  1. Xti-vơn Hoóc-king.
  2. Kính viễn vọng.
  3. Bố Hoóc-king.
  4. Mẹ Hoóc-king.

Câu 2: Xti-vơn Hoóc-king là?

  1. Một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ.
  2. Một trong những nhà khoa học nổi tiếng của thế giới.
  3. Nhà khoa học đại tài của Mỹ.
  4. Nhà khoa học cổ đại.

Câu 3: Khi Hoóc-king còn nhỏ, bố đã tặng quà gì cho cậu?

  1. Một hộp đồ chơi.
  2. Một bộ lắp ráp mô hình.
  3. Một cái kính viễn vọng.
  4. Một bộ đồ chơi xếp hình.

Câu 4: Hoóc-king làm gì với món quà của bố?

  1. Ngắm nghía liên hồi.
  2. Để ở ban công làm vật trang trí phòng.
  3. Quan sát bầu trời đêm qua kính viễn vọng vào mỗi tối.
  4. Lau chùi cẩn thận, không để cho nó cũ.

Câu 5: Hoóc-king chỉ tay lên bầu trời đầy sao và hỏi bố điều gì?

  1. Cậu hỏi bố bầu có thích ngắm cảnh bầu trời đêm không.
  2. Cậu hỏi bố có biết quá trình hình thành các vì sao không.
  3. Cậu hỏi bố có thấy cảnh trời sao đẹp không.
  4. Cậu hỏi bố nghĩ gì khi đứng trước cảnh trời sao đẹp đẽ.

Câu 6: Bố trả lời cậu như thế nào?

  1. Điều cậu hỏi từ trước đến giờ vẫn chưa ai lí giải được.
  2. Bố cảm thấy rất vui vì cậu đã trưởng thành.
  3. Bố rất tự hào về cậu.
  4. Bố vô cùng yêu thương cậu.

Câu 7: Hoóc-king đã làm những gì để tự trả lời câu hỏi của mình?

  1. Thường xuyên quan sát bầu trời rồi tìm cách lí giải cho những thắc mắc của mình.
  2. Ham mê học hỏi, tìm tòi, khám phá.
  3. Đọc sách liên tục cả năm trời.
  4. Cả A và B.

Câu 8: Bố đã giúp đỡ cậu thế nào?

  1. Mua cho cậu thêm rất nhiều kính viễn vọng.
  2. Mua cho cậu rất nhiều sách về Trái Đất và bầu trời.
  3. Mua cho cậu rất nhiều mô hình lắp ghép.
  4. Mua cho cậu một chiếc máy tính.

Câu 9: Sau này, Hoóc-king trở thành?

  1. Nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại.
  2. Nhà khoa học đại tài.
  3. Nhà khoa học xuất chúng.
  4. Nhà khoa học vĩ đại.

Câu 10: Hoóc-king có nhiều đóng góp xuất sắc cho việc gì?

  1. Lí giải sự lên xuống của thủy triều.
  2. Lí giải sự xuất hiện của mặt trăng.
  3. Lí giải bước sóng của ánh sáng mặt trời.
  4. Lí giải sự ra đời của các vì sao.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu nói của Hoóc-king “Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời.” cho thấy điều gì?

  1. Cho thấy sự hiếu động của cậu bé.
  2. Cho thấy sự quyết tâm tìm ra được nguyên nhân, lý giải được quá trình hình thành các vì sao của cậu bé.
  3. Cho thấy sự cố chấp của cậu bé trong việc đi tìm kiếm lời giải thích về quá trình hình thành các vì sao.
  4. Cho thấy sự dũng cảm và gan dạ của cậu bé.

Câu 2: Theo em, nhờ đâu Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại?

  1. Vì sự ham học hỏi và đam mê nghiên cứu, tìm tòi, khám phá của ông.
  2. Vì ông có tài năng thiên bẩm.
  3. Vì ông có niềm yêu thích mãnh liệt với bầu trời sao.
  4. Vì ông có sở thích khám phá vũ trụ.

Câu 3: Nội dung của câu chuyện trên là gì?

  1. Ca ngợi sự thông minh của Hoóc-king.
  2. Câu chuyện về quá khứ của nhà khoa học nổi tiếng thế giới.
  3. Câu chuyện kể về quá trình trở thành một nhà khoa học nổi tiếng thế giới của Hoóc-king
  4. Ca ngợi tài năng, trí tuệ của con người.

Câu 4: Em cảm nhận thế nào về người bố của Hoóc-king?

  1. Yêu thương, cổ vũ con cái hết mình
  2. Tạo điều kiện cho con phát triển.
  3. Thấu hiểu, bao dung cho con.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Em cảm thấy Hoóc-king là người như thế nào?

  1. Một người cố cấp, cực đoan.
  2. Một người có ước mơ và nỗ lực biến ước mơ của mình thành hiện thực.
  3. Một người giàu có.
  4. Một người ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Cậu bé ham học hỏi muốn nói với chúng ta điều gì?

  1. Hãy sống vô tư, hồn nhiên và yêu đời.
  2. Hãy sống hết mình với đam mê.
  3. Hãy dám mơ ước và nỗ lực thực hiện ước mơ của mình.
  4. Hãy làm những gì mình cho là đúng.

Câu 2: Vấn đề mà Hoóc-king muốn lí giải thuộc lĩnh vực gì?

  1. Thiên văn học.
  2. Vật lí.
  3. Hóa học.
  4. Toán học.

Câu 3: Tìm động từ trong câu sau?

Chúng ta nhìn thấy các vì sao nhưng bố có biết quá trình hình thành chúng không?

  1. Nhìn thấy.
  2. Quá trình.
  3. Hình thành.
  4. Cả A và C.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng là câu chuyện về nhà khoa học có ước mơ lớn lao từ thuở nhỏ?

  1. Điều kì diệu.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Bầu trời mùa thu.
  4. Người tìm đường lên các vì sao.

Câu 2: Dưới đây đâu có thể là sáng chế của nhà khoa học?

  1. Sách vở.
  2. Khinh khí cầu.
  3. Mưa.
  4. Cây lúa.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 2: Cậu bé ham học hỏi (Đọc)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net