Phiếu trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời bài 8: Những giai điệu gió (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Những giai điệu gió (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Những giai điệu gió của tác giả nào?

  1. Văn Thành Lê.
  2. Đan Thi.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Vân Vũ.

Câu 2: Năm lên bảy tuổi, bạn nhỏ được bố tặng cái gì?

  1. Một chiếc chuông gió.
  2. Búp bê.
  3. Bộ sưu tập đồ cổ.
  4. Truyện tranh.

Câu 3: Chiếc chuông gió bố tặng bạn nhỏ năm lên bảy tuổi được làm từ chất liệu gì?

  1. Những quả chuông sứ ngời lên lớp men bóng.
  2. Những dải dây dài bằng kim loại.
  3. Những dải dây được làm từ vỏ ốc, vỏ sò.
  4. Nhưng quả chuông được làm từ tre, trúc.

Câu 4: Chiếc chuông gió bố tặng bạn nhỏ năm lên bảy tuổi được trang trí như thế nào?

  1. Điểm những nét vẽ ngộ nghĩnh, dễ thương.
  2. Hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi.
  3. Các nét vẽ thanh thoát.
  4. Các hình ảnh lá cây, bươm bướm được dán lên chuông gió.

Câu 5: Tiếng chuông gió như thế nào?

  1. Lành lạnh, vang vọng cả một góc phố.
  2. Leng keng, reo hò trong gió.
  3. Lanh canh, trong trẻo như giọng cười.
  4. Lạch cạch cả một góc nhà.

Câu 6: Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ được tặng có gì đẹp?

  1. Chiếc chuông gió làm bằng thủy tinh trang trí hoa văn cổ điển.
  2. Chiếc chuông gió làm bằng gỗ, trên đó là những hình ảnh cổ điển đã được điêu khắc.
  3. Chiếc chuông gió làm bằng thủy tinh trang trí hình cỏ hoa có năm cánh lá xinh đẹp.
  4. Chiếc chuông gió làm bằng sứ có in những hình ngộ nghĩnh.

Câu 7: Năm mười tuổi, bộ sưu tập chuông gió của bạn nhỏ như thế nào?

  1. Chuông gió nhiều vô kể.
  2. Bộ sưu tập chuông gió đến từ nhiều địa điểm khác nhau, nhiều người khác nhau.
  3. Những chiếc chuông gió đa dạng, phong phú.
  4. Chuông gió rực rỡ sắc màu.

Câu 8: Giai điệu nghĩa là gì?

  1. Chuỗi âm thanh thường được lặp lại dưới nhiều dạng khác nhau.
  2. Chuỗi âm thanh leng keng phát ra từ chuông gió.
  3. Một bản nhạc không lời.
  4. Một loại âm thanh đặc biệt.

Câu 9: Ngời là gì?

  1. Sáng chói.
  2. Sáng không tì vết.
  3. Sáng bừng lên, đẹp nổi bật hẳn lên.
  4. Chói lòa.

Câu 10: Bạn nhỏ mong ước điều gì khi ngắm những chiếc chuông rung trong gió?

  1. Mỗi chiếc chuông nhỏ ấy sẽ ngân rung những âm thanh và giai điệu của gió, của ước mơ, của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.
  2. Những chiếc chuông nhỏ ấy kêu lên những âm thanh nhộn nhịp như hơi thở của gió.
  3. Những chiếc chuông gió ấy tựa như mang những ước mơ của bạn nhỏ bay trong gió.
  4. Mỗi chiếc chuông gió sẽ ngân rung những âm thanh của thiên nhiên bao la ngoài kia.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Lí do nào khiến bạn nhỏ bắt đầu sưu tập chuông gió?

  1. Vì năm lên bảy tuổi bạn nhỏ được bố tặng chuông gió.
  2. Vì bạn nhỏ bị thu hút bởi những quả chuông nhỏ xinh đung đưa trên những sợi dây cước mảnh mai, cảm thấy sự trong sáng và mộng mơ của chuông gió.
  3. Vì bạn nhỏ thích âm thanh của chuông gió.
  4. Vì bạn nhỏ thích nghe tiếng chuông gió kêu mỗi khi trời nổi gió.

Câu 2: Vì sao chiếc chuông gió thứ hai lại có âm thanh trong vắt, mỏng tang?

  1. Vì chiếc chuông gió thứ hai không được bền như chiếc chuông gió thứ nhất.
  2. Vì chất liệu tạo nên chiếc chuông gió thứ hai là thủy tinh.
  3. Vì chiếc chuông gió này có những dây chỉ nhỏ treo thanh đồng vào lòng quả chuông.
  4. Vì chiếc chuông gió này được làm từ gỗ.

Câu 3: Vì sao bạn nhỏ yêu những chiếc chuông gió?

  1. Vì bạn nhỏ thích âm thanh chuông gió phát ra.
  2. Vì bạn nhỏ yêu tình cảm của mọi người gửi cho mình qua những chiếc chuông.
  3. Vì bạn nhỏ thích ngắm nhìn chuông gió vào mỗi sáng.
  4. Vì bạn nhỏ bị thu hút bởi hình dáng của những chiếc chuông gió.

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Miêu tả về hình dáng của chuông gió.
  2. Giới thiệu bộ sưu tập chuông gió của bạn nhỏ.
  3. Thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho những chiếc chuông gió.
  4. Thể hiện đam mê sưu tập chuông gió của bạn nhỏ.

Câu 5: Theo em, vì sao bài đọc có tên là “Những giai điệu gió”?

  1. Vì chuông gió là vật dụng có âm thanh trong trẻo phát ra nhờ hoạt động của gió.
  2. Vì những chiếc chuông gió ngân rung những âm thanh và giai điệu của gió.
  3. Vì gió tạo nên âm thanh và giai điệu cho những chiếc chuông gió.
  4. Vì chuông gió phát ra được âm thanh và giai điệu là nhờ gió.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc, em có cảm nhận gì về chuông gió?

  1. Là một trong những đồ vật trang trí, tạo ra âm thanh vui tai, báo hiệu có khách đến cũng như biết được hướng gió. 
  2. Chuông gió có thể mang đến sự may mắn trong công việc.
  3. Là một vật chứa tình cảm của nhiều người.
  4. Là một vật phát ra âm thanh khi có gió thổi.

Câu 2: Câu dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Tiếng chuông gió lanh canh, trong trẻo như tiếng cười.

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

Câu 3: Tìm động từ trạng thái chỉ cảm xúc trong câu dưới đây?

Tôi yêu tiếng chuông gió, yêu tình cảm của mọi người gửi cho mình qua những chiếc chuông.

  1. Chuông gió.
  2. Yêu.
  3. Tình cảm.
  4. Gửi.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Loại nhạc cụ nào dưới đây có thể phát ra âm thanh nền nã dịu dàng, mềm mại, uyển chuyển nhẹ nhàng?

  1. Sáo.
  2. Kèn.
  3. Trống.
  4. Tất cả các đáp án trên.

-----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 8: Những giai điệu gió (Đọc)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net