A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Động từ là gì?
- Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Là những từ chỉ hành vi của con người.
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
- Là những từ chỉ sự vật.
Câu 2: Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu dưới đây?
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
- Hoa.
- Sầu riêng.
- Trổ.
- Cuối năm.
Câu 3: Câu văn sau có mấy động từ?
Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
- 4 từ.
- 5 từ.
- 6 từ.
- 7 từ.
Câu 4: Từ nào dưới đây là động từ chỉ trạng thái?
- Ăn cơm.
- Đi học.
- Vui buồn.
- Uống nước.
Câu 5: Những từ “buồn, giận, bực, cáu” là động từ chỉ gì?
- Động từ chỉ hành động.
- Động từ chỉ hoạt động.
- Động từ chỉ trạng thái.
- Động từ chỉ tư thế.
Câu 6: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động?
- Ngủ.
- Ngồi.
- Nằm.
- Chạy.
Câu 7: Từ nào dưới đây là động từ chỉ trạng thái?
- Xách đồ.
- Đi chợ.
- Buồn rầu.
- Múa hát.
Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động của con người?
- Bay.
- Hót.
- Nói.
- Đậu.
Câu 9: Từ nào dưới đây chỉ hoạt động của con vật?
- Mếu.
- Bay.
- Cười.
- Nói.
Câu 10: Điền vào chỗ trống còn thiếu dưới đây?
Động từ là những từ chỉ …, trạng thái của …
- Sự vật, hoạt động.
- Hoạt động, con người.
- Hoạt động, sự vật.
- Hành động, cảm xúc.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây có động từ chỉ trạng thái?
- Mẹ em rất xinh đẹp.
- Bố em là bác sĩ.
- Em bé đi ngủ rồi.
- Em đang nấu cơm.
Câu 2: Đâu là động từ trong đoạn thơ dưới đây?
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
- Đồng.
- Đò.
- Thả.
- Nhỏ
Câu 3: Đâu là động từ trong mỗi cụm từ sau?
Trông em, quét nhà, đọc truyện
- Em, nhà, truyện.
- Trông, nhà, đọc.
- Trông, quét, truyện.
- Trông, quét, đọc.
Câu 4: Tìm từ chỉ hoạt động của người trong đoạn văn dưới đây?
Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
- Lối đi.
- Tung lưới.
- Bắt cá.
- Cả B và C.
Câu 5: Dòng nào dưới đây là đúng?
- Động từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
- “Vui, khóc, ngủ” là các động từ chỉ hoạt động.
- “Quét nhà” là động từ chỉ trạng thái.
- “Nằm ngủ” là động từ chỉ trạng thái của con người.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là động từ trong đoạn thơ đã cho sau?
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
(Trích Cô giáo lớp em)
- Lời, cho.
- Ngắm, thơm tho.
- Giảng, điểm mười.
- Giảng, ngắm.
Câu 2: Tìm các động từ chỉ trạng thái của người trong đoạn thơ sau?
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường
(Xuân Quỳnh)
- Buồn, nhớ.
- Buồn, tìm.
- Tìm, nhớ.
- Đừng, tìm.
Câu 3: Khổ thơ sau có những động từ nào?
Tớ bỗng phát hiện ra
Trong vườn hoa của mẹ
Lung linh màu sắc thế
Từng bông hoa tươi xinh.
- Lung linh.
- Phát hiện.
- Vườn hoa
- Bông hoa.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Từ nào dưới đây cùng loại với các từ đã cho? (Động từ chỉ hoạt động)
Đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi, chơi game
- Nghỉ ngơi.
- Nằm ngủ.
- Nấu cơm.
- Khóc cười.
Câu 2: Loại nào dưới đây là một phần của động từ chỉ trạng thái?
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại.
- Động từ chỉ trạng thái hoạt động.
- Động từ chỉ hoạt động trạng thái.
- Động từ chỉ hoạt động cảm xúc.