Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 2: Ca dao về tình yêu thương (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Ca dao về tình yêu thương (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?

  1. Những bài thơ hoặc những câu nói có vần điệu.
  2. Diễn tả cuộc sống thường nhật của con người.
  3. Đúc kết những kinh nghiệm đời sống thực tiễn.
  4. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động.

Câu 2: Những câu ca dao nào là lời khuyên ghi nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô?

  1. Câu ca dao 1 và 2.
  2. Câu ca dao 1 và 3.
  3. Câu ca dao 2 và 3.
  4. Câu ca dao 2 và 4.

Câu 3: Những câu ca dao nào là lời khuyên hòa thuận, yêu thương anh chị em?

  1. Câu ca dao 1 và 3.
  2. Câu ca dao 3.
  3. Câu ca dao 4.
  4. Câu ca dao 2 và 5.

Câu 4: Những câu ca dao nào là lời khuyên yêu thương con người?

  1. Câu ca dao 2.
  2. Câu ca dao 3.
  3. Câu ca dao 4.
  4. Câu ca dao 5.

Câu 5: Những câu ca dao nào là lời khuyên nhớ đến nguồn cội?

  1. Câu ca dao 2.
  2. Câu ca dao 3.
  3. Câu ca dao 4.
  4. Câu ca dao 5.

Câu 6: Những hình ảnh nào trong câu ca dao 1 và 2 nói lên công ơn của cha mẹ, thầy cô?

  1. Ơn cha nặng lắm ai ơi / Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
  2. Ngày nào em bé cỏn con / Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
  3. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Trong câu ca dao 3, anh chị em được so sánh với hình ảnh nào?

  1. Anh chị em được so sánh với hình ảnh tay chân.
  2. Anh chị em được so sánh với hình ảnh bầu bí.
  3. Anh chị em được so sánh với những chiếc đũa.
  4. Anh chị em được so sánh với những cái thìa.

Câu 8: Vui vầy có nghĩa là gì?

  1. Quây lại bên nhau chia sẻ niềm vui.
  2. Ở bên nhau cùng chơi đùa.
  3. Vui cùng nhau trong cảnh đầm ấm, hòa thuận.
  4. Vui cùng nhau sau khi cãi vã.

Câu 9: Trong câu ca dao 5, con người có tổ có tông được so sánh với gì?

  1. Như nước trong nguồn chảy ra.
  2. Như cây có cội, như sông có nguồn.
  3. Như cây mọc thẳng đứng giữa trời.
  4. Như chim có tổ, như cây có rễ.

Câu 10: Ca dao thường phổ biến theo thể thơ nào?

  1. Thơ tự do.
  2. Thơ lục bát.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ sáu chữ.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cách so sánh trong câu ca dao 3 có gì hay?

  1. Tay và chân là hai bộ phận của con người, hỗ trợ cho nhau.
  2. Mượn hình ảnh tay chân để nói về mối quan hệ tình cảm gắn bó, khăng khít giữa anh em trong nhà giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
  3. Anh chị em trong nhà giúp đỡ nhau như thể tay và chân.
  4. Mượn hình ảnh tay chân để nói về sự thân thiết của anh chị em trong gia đình.

Câu 2: Hình ảnh bầu bí khác giống nhưng chung một giàn thể hiện điều gì?

  1. Dù bầu và bí có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận.
  2. Bầu và bí là hai loài khác nhau nhưng đều leo được lên một giàn.
  3. Bầu và bí tuy khác giống nhưng đều là cây leo nên vẫn leo lên được cùng một giàn.
  4. Bầu và bí khó khăn trong việc chia sẻ không gian sống chật chội.

Câu 3: Qua hình ảnh bầu và bí, ông cha ta muốn khuyên chúng ta điều gì?

  1. Con người phải học cách chung sống hòa thuận với nhau.
  2. Con người dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
  3. Con người là những cá thể riêng biệt chung sống cùng với nhau.
  4. Con người là những cá thể riêng biệt nên cần phải học cách sống hòa nhập với nhau.

Câu 4: Những bài ca dao trên được đọc với giọng thế nào?

  1. Vui tươi, hồn nhiên.
  2. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  3. Tình cảm, tha thiết.
  4. Hào hứng, dồn dập.

Câu 5: Câu ca dao 5 nhắc nhở chúng ta điều gì?

  1. Yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.
  2. Học cách duy trì các nét đẹp truyền thống.
  3. Nhớ về nguồn cội, gốc tích của mình cùng với lòng biết ơn sâu sắc dành cho ông bà, tổ tiên.
  4. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây có cùng ý nghĩa với câu ca dao 4?

  1. Thương người như thể thương thân.
  2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  3. Có cứng mới đứng đầu gió.
  4. Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu 2: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có cùng ý nghĩa với câu ca dao 5?

  1. Lên voi xuống chó.
  2. Uống nước nhớ nguồn.
  3. Thương người như thể thương thân.
  4. Một mặt người bằng mười mặt của.

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

  1. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
  2. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
  3. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn. 
  4. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Yêu thương con người là truyền thống

  1. Quý báu của dân tộc. 
  2. Cần được giữ gìn.
  3. Cần được phát huy.
  4. Cả A, B, C.

Câu 2: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

  1. Mọi người yêu quý và kính trọng.
  2. Người khác nể và yêu quý.
  3. Mọi người coi thường.
  4. Mọi người xa lánh.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 2: Ca dao về tình yêu thương (Đọc)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net