Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 8: Viết thư cho bạn bè (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Viết thư cho bạn bè (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Một bức thư thường gồm mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 2: Tình huống nào sau đây cần viết thư?

  1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  2. Lập kế hoạch quyên góp sách báo cũ cho các bạn học sinh ở những vùng khó khăn.
  3. Thăm hỏi một người bạn ở xa.
  4. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp.

Câu 3: Nội dung phần đầu bức thư thường gồm những gì?

  1. Địa điểm và thời gian viết thư.
  2. Lời xưng hô.
  3. Lí do viết thư.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phần nội dung của bức thư thường gồm những gì?

  1. Lời thăm hỏi.
  2. Lời kể.
  3. Lời xưng hô
  4. Cả A và B.

Câu 5: Phần cuối thư thường gồm những gì?

  1. Lời chúc.
  2. Lời hứa.
  3. Tên và chữ kí của người viết thư.
  4. Tất cả các đáp án trên.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 10 năm 2023

Minh Thư thân mến,

Đầu tiên, tớ xin được gửi lời hỏi thăm đến cậu và gia đình. Sau đó, tớ muốn kể cho cậu nghe về cuộc sống của tớ. Vậy là tớ đã chuyển đến Đà Nẵng được một tháng rồi. Tớ đã làm quen được với cuộc sống ở đây. Tớ cũng đã đến học ở một ngôi trường mới và quen được nhiều bạn bè. Cô giáo chủ nhiệm của tớ tên là Ánh Nguyệt. Cô là một giáo viên nghiêm khắc, nhưng rất tâm lí. Cô đã giúp tớ hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới. Tớ cảm thấy rất quý mến cô.

Vậy còn cuộc sống của cậu ở Hà Nội có tốt không? Cậu và các bạn trong lớp có nhớ tớ không? Tớ rất mong sớm nhận được thư của cậu!

Bạn của cậu

Ngọc Huyền

Câu 1: Thư trên của ai gửi cho ai?

  1. Thư của Minh Thư gửi cho Ngọc Huyền.
  2. Thư của Ngọc Huyền gửi cho Minh Thư.
  3. Thư Ngọc Huyền nhờ Minh Thư gửi cho cô giáo.
  4. Thư Minh Thư nhờ Ngọc Huyền gửi cho cô giáo.

Câu 2: Nội dung chính của bức thư là gì?

  1. Viết thư hỏi thăm tình hình sức khỏe của bạn.
  2. Viết thư thăm hỏi và kể về tình hình bản thân cho bạn bè.
  3. Viết thư hỏi thăm cô giáo.
  4. Viết thư chúc tết bạn bè.

Câu 3: Phần cuối của bức thư gồm nội dung nào dưới đây?

  1. Hứa hẹn.
  2. Chữ kí.
  3. Lí do viết thư.
  4. Cả A và B.

Câu 4: Bức thư được viết ở đâu?

  1. Sài Gòn.
  2. Hà Nội.
  3. Đà Nẵng.
  4. Thái Bình.

Câu 5: Lời xưng hô trong bức thư trên là gì?

  1. Thân mến.
  2. Yêu quý.
  3. Thân yêu.
  4. Kính yêu.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2023

Hòa Bình yêu dấu,

Cậu và gia đình chuyển vào Đà Nẵng đã được hai tháng. Hôm nay, tớ ngồi viết cho cậu lá thư thư này. Lời đầu tiên, tớ muốn gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến cậu và gia đình. Còn tớ và mọi người trong gia đình vẫn khỏe.

Cậu biết không, các bạn trong lớp vẫn thường hỏi thăm tớ về tình hình của cậu. Năm nay, lớp mình có cô giáo chủ nhiệm mới. Dạo này, tớ cố gắng chăm chỉ học tập. Còn cậu đã quen với lớp mới, bạn mới chưa?

Bình này, cho dù không sống cùng một thành phố. Nhưng tớ và cậu vẫn phải thường xuyên giữ liên lạc nhé. Đến khi nghỉ hè, tớ sẽ đến thăm cậu. Sắp kiểm tra học kì rồi, tớ và cậu lại cùng nhau cố gắng chăm chỉ học để đạt điểm mười nhé.

Bạn tốt của cậu

Ánh Tuyết

Câu 1: Nội dung của bức thư là gì?

  1. Ánh Tuyết viết thư kể cho Hòa Bình nghe tình hình của lớp.
  2. Ánh tuyết viết thư hỏi thăm Hòa Bình và kể cho bạn nghe tình hình gần đây.
  3. Hòa Bình trả lời thư của Ánh Tuyết.
  4. Ánh Tuyết viết thư hẹn Hòa Bình ra Hà Nội chơi.

Câu 2: Bức thư được viết ở đâu?

  1. Hà Nội.
  2. Huế.
  3. Cần Thơ.
  4. Đà Nẵng.

Câu 3: Phần cuối của bức thư là gì?

  1. Lời chúc.
  2. Chữ kí.
  3. Hứa hẹn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Có thể nhận xét được điều gì về thư?

  1. Phải ghi rõ thời gian, địa điểm, tên người viết thư cũng như người nhận thư.
  2. Cuối thư có thể là lời chúc, sự mong chờ hồi âm, chữ kí.
  3. Cả A và B.
  4. Viết thư không cần theo khuôn mẫu.

Câu 2: Khi viết thư nên sử dụng từ ngữ như thế nào?

  1. Đơn giản, dễ hiểu.
  2. Dài dòng.
  3. Chi tiết cặn kẽ.
  4. Không sai chính tả.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 8: Viết thư cho bạn bè (Viết)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net