Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 7)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 7). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CTST

A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

 (Ngọc Khánh)

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao nhân vật Thanh trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

A. Vì thấy mình chưa vội lắm.

B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

Câu 2 (0,5 điểm). Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật Thanh lại cảm thấy bực mình và hối hận?

A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.

B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

Câu 3 (0,5 điểm). Việc gì xảy ra khiến nhân vật Thanh lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?

A. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.

B. Vì đã mua được tem thư.

C. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.

C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm câu chủ đề có trong đoạn văn sau:

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu đã cho dưới đây:

a. Dưới ánh nắng, dòng sông trôi lững lờ.

b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

c. Dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung nước ta.

d. Chích bông là một con chim bé xinh đẹp.

B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) liệt kê những việc em đã làm cùng bạn bè, người thân,… để góp phần giữ gìn nhà cửa, đường phố, trường lớp,… xanh – sạch – đẹp, trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một vườn hoa mà em thích.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

C

A

A

2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm) 

Câu chủ đề ở cuối đoạn: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

a. Dưới ánh nắng, dòng sông trôi lững lờ.

                                     CN           VN

b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

                          CN                      VN

c. Dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung nước ta.

              CN                                VN

d. Chích bông là một con chim bé xinh đẹp.

CN                            VN

B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(2,0 điểm)

1. Viết đúng hình thức, yêu cầu của đoạn văn. 

- Liệt kê được những việc đã làm cùng bạn bè, người thân,… để góp phần giữ gìn nhà cửa, đường phố, trường lớp,… xanh – sạch – đẹp.

- Sử dụng dấu gạch ngang.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

1,5 điểm

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Câu 8

(4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

Tham khảo dàn ý bài văn tả vườn hoa dưới đây:

A. Mở bài (0,75 điểm)

Giới thiệu bao quát: Hằng ngày, khi ông mặt trời thức dậy, em ra vườn hoa nhỏ bé của nhà tập thể dục và dành ít phút ngắm nhìn vườn hoa xinh xinh này.

B. Thân bài (1,75 điểm)

Tả cảnh vật trong vườn hoa:

- Màn sương đang tan dần, khoảnh vườn đang tỉnh giấc.

- Những hạt sương đêm còn long lanh đọng trên nhành cây, kẽ lá.

- Cây cối trong vườn tươi tắn, những bông hoa đua nhau nở khoe sắc dưới ánh nắng bình minh.

- Những cánh hoa nở tung rực rỡ, mỗi loài hoa một màu sắc, một hương vị, một vẻ đẹp.

- Hương vị ngọt ngào đã quyến rũ ong bướm múa lượn bên những khóm hoa.

- Những hạt sương tan dần tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu.

- Cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào.

- Mặt trời lên, ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống.

- Vài chú chim ghé qua hót líu lo nghe thật vui tai.

C. Kết bài (0,75 điểm)

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em đối với vườn hoa.

 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

3,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                    Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

 

0

2

2,0

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,0

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

 

2

4

4

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

1,0

 

6,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 

20%

2,0

20%

6,0

60%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện được thành phần chính của câu.

0,5

 

C6

 

Kết nối

- Xác định được câu chủ đề của đoạn văn.

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

1,5

 

C5, C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 7

1

 

 

 

1. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được hình thức của đoạn văn.

- Liệt kê được những việc đã làm để để góp phần giữ gìn nhà cửa, đường phố, trường lớp,… xanh – sạch – đẹp.

- Sử dụng được dấu gạch ngang.

 

 

C7

 

Câu 8

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được vườn hoa.

- Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về vườn hoa.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Chân trời, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net