Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 1: lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 3 phần.
  3. 2 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Các bước làm bài văn thuật lại một sự việc?

  1. Giới thiệu sự việc Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  2. Kể về sự việc Sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.
  3. Giới thiệu hoạt động, sự việc  Trao đổi, thảo luận  Thuật lại sự việc.
  4. Giới thiệu về sự việc Thuật lại các sự việc theo trình tự nhất định  Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.

Câu 3: Phần đầu của bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
  2. Nêu tên bài viết.
  3. Trình bày nội dung sự việc. 
  4. Trình bày cảm xúc của bản thân về sự việc.

Câu 4: Phần chính của bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Thuật lại các hoạt động theo ý thích cá nhân.
  2. Trình bày nội dung các hoạt động.
  3. Nêu kết quả sự việc.
  4. Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.

Câu 5: Sau khi lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Gửi bài viết nhờ bạn xem hộ.
  2. Ghi nhận các đóng góp của giáo viên để viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
  3. Cần xem lại và chỉnh sửa theo góp ý của giáo viên, các bạn học sinh khác.
  4. Cả B và C đều đúng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Với đề bài: “Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.” cần làm gì ở bước chuẩn bị?

  1. Chọn hoạt động trải nghiệm (VD: tham quan làng nghề truyền thống, tham gia hoạt động của một câu lạc bộ…)
  2. Liệt kê các việc đã làm.
  3. Sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí.
  4. Cả ba đáp án trên.

Câu 2: Từ nào không phải là từ thể hiện trình tự của hoạt động?

  1. Sau đó.
  2. Mai kia.
  3. Đầu tiên.
  4. Tiếp theo.

Câu 3: Ý nào sau đây có thể nằm ở phần thân bài của bài văn thuật lại một sự việc?

  1. Kể lần lượt các hoạt động tham gia theo trình tự.
  2. Mỗi hoạt động tham gia cần nêu cụ thể địa điểm, thời gian tham gia.
  3. Nêu kết quả của hoạt động tham gia.
  4. A, B đều đúng.

Câu 4: Phần kết bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia có thể bao gồm ý nào dưới đây?

  1. Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc về hoạt động trải nghiệm.
  2. Kể lại hoạt động trải nghiệm.
  3. Nêu tên các hoạt động đã tham gia.
  4. Không có ý nào đúng.

Câu 5: Bước cuối cùng của việc lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc là gì?

  1. Soát lại nội dung.
  2. Kiểm tra xem các hoạt động thuật lại đã được sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa.
  3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
  4. Trực tiếp viết bài.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Câu nào sau đây có thể nằm ở phần mở bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia?

  1. Nghỉ hè năm ngoái, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám cho học sinh để chúng em có thể hiểu rõ hơn về lịch sử.
  2. Em không tham quan các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chứ vậy nên em không đi trải nghiệm với trường.
  3. Em đã từng tham gia Lễ hội làng khi về quê chơi, đó cũng là một trải nghiệm đáng nhớ của em.
  4. Cả hai câu A và C.

Câu 2: Câu nào sau đây có thể nằm ở phần thân bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia?

  1. Đầu tiên chúng em đi tham quan vịnh Hạ Long, sau đó chúng em ghé vào công viên Hạ Long chơi.
  2. Chúng em đi viếng lăng Bác vào mùa hè năm 2022.
  3. Em thấy hoạt động đốt lửa trại rất vui.
  4. Không có câu nào.

Câu 3: Câu nào sau đây có thể nằm ở phần kết bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia?

  1. Đi tham quan vịnh Hạ Long cùng bạn bè của mình đã để lại cho em nhiều khoảnh khắc đáng nhớ.
  2. Giáng sinh năm nay em được mẹ tặng quà.
  3. Em rất vui vì đã được điểm cao trong kì thi vừa rồi.
  4. Không có câu nào.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài học em rút ra được sau khi lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc có thể là gì?

  1. Khi viết một bài văn thuật lại sự việc cần nêu lên cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
  2. Bài văn thuật lại sự việc không cần bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
  3. Khi thuật lại các sự việc không cần phải thuật lại theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  4. Phần thân bài của một bài văn thuật lại sự việc chỉ có thể là một đoạn văn.

Câu 2: Khi viết xong dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc cần chú ý điều gì?

  1. Bài văn phải có đầy đủ các phần theo quy định.
  2. Không được viết những sự việc vô lý.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 1: lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net