Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 2: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 3 phần.
  3. 2 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Các bước làm bài văn thuật lại một sự việc?

  1. Giới thiệu sự việc Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  2. Kể về sự việc Sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.
  3. Giới thiệu về sự việc Thuật lại các sự việc theo trình tự nhất định  Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  4. Giới thiệu hoạt động, sự việc Trao đổi, thảo luận Thuật lại sự việc.

Câu 3: Phần đầu của bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Nêu tên bài viết.
  2. Nêu cảm xúc của bản thân về sự việc.
  3. Trình bày nội dung sự việc. 
  4. Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

Câu 4: Phần thân bài của bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Thuật lại các hoạt động theo ý thích cá nhân.
  2. Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  3. Trình bày nội dung các hoạt động.
  4. Nêu kết quả sự việc.

Câu 5: Sau khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Gửi bài viết nhờ bạn xem hộ.
  2. Đọc lại một lần tìm lỗi sai chính tả trong bài viết.
  3. Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
  4. Không có đáp án nào đúng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Với đề bài: “Thuật lại một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường hoặc lớp em.” cần làm gì ở phần thân bài?

  1. Thuật lại sự việc để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất trong ngày 20 – 11 theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  2. Liệt kê các việc đã làm.
  3. Sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí.
  4. Cả ba đáp án trên.

Câu 2: Khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc, cần phải đọc soát lại điều gì?

  1. Trình tự sắp xếp các việc.
  2. Dùng từ, đặt câu.
  3. Chính tả, chữ viết.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ý nào sau đây có thể nằm ở phần thân bài của bài văn thuật lại một sự việc?

  1. Giới thiệu các hoạt động, sự việc đã tham gia.
  2. Mỗi hoạt động tham gia cần nêu cụ thể địa điểm, thời gian tham gia.
  3. Nêu kết quả của hoạt động tham gia.
  4. A, B đều đúng.

Câu 4: Phần kết bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia có thể bao gồm ý nào dưới đây?

  1. Cảm nghĩ của bản thân về hoạt động trải nghiệm.
  2. Kể lại hoạt động trải nghiệm.
  3. Nêu tên các hoạt động đã tham gia.
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Phần cuối của bài văn thuật lại một sự việc là gì?

  1. Trình bày quá trình diễn ra sự việc.
  2. Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự việc đó.
  3. Giới thiệu sự việc.
  4. Thuật lại các sự việc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 3.

Ở xóm em ai cũng biết bác Tâm là một người phụ nữ tuổi ngoài trung niêm đang làm hội trưởng hội phụ nữ xã. Bác Tâm là một người phụ nữ có thân hình thon thả, bác hay mỉm cười và giúp đỡ mọi người, nhà ai khó khăn là bác hay sang động viên và giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong xóm em có bà Thoa là người già neo đơn, bà tuổi cao mắt mờ đi lại chậm chạp nên ngày nào bác Tâm cũng hay qua nhà bà quét dọn sạch sẽ mới yên tâm đi làm. Mỗi lần em qua nhà bà Thoa bà đều kể chuyện về bác Tâm, bà còn kể bà tuổi cao thu nhập thấp lại hay ốm đau, mắt mờ nên không còn kiếm ra tiền nữa, hàng tháng chỉ sống nhờ tiền trợ cấp hộ nghèo may có bác Tâm hay sang giúp đỡ tưới cho bà ít rau, ngày nào cũng thế lúc thì mang cho bà cái bánh, lúc mang cho bà miếng thịt, hay con gà mái để nuôi đẻ trứng… Bà chẳng biết lấy gì cảm ơn cháu ạ, rồi bà kể chuyện ngày xưa bác Tâm hồi trẻ ra sao, bây giờ thế nào, giọng bà say xưa với vẻ thích thú, tự nhiên trong tôi trào dâng cảm giác khâm phục bác Tâm, một người có tấm lòng ấm áp, biết giúp đỡ mọi người. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng trở thành người tốt như bác để xứng đáng với lòng mong mỏi của gia đình bố mẹ, với cả bà Thoa nữa.

Câu 1: Đoạn văn trên kể về gì?

  1. Những việc làm trong một ngày của bác Tâm.
  2. Những việc tốt mà bác Tâm đã làm.
  3. Cuộc nói chuyện giữa bác Tâm và bà Thoa.
  4. Cuộc nói chuyện giữa bà Thoa và người viết.

Câu 2: Câu chuyện trong đoạn văn trên được thuật lại theo trình tự nào?

  1. Trình tự thời gian.
  2. Trình tự không gian.
  3. Trình tự bao quát rồi đến bộ phận.
  4. Trình tự từ bộ phận rồi đến bao quát.

Câu 3: Người viết có cảm nhận như thế nào về bác Tâm?

  1. Khâm phục bác Tâm, một người có tấm lòng ấm áp, biết giúp đỡ mọi người.
  2. Coi thường, không thích các việc mà bác Tâm đã làm.
  3. Ghét bỏ các việc bác Tâm đã làm.
  4. Yêu quí, ngưỡng mộ tài năng của bác Tâm.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1:Bài học em rút ra được sau khi viết bài văn thuật lại một sự việc có thể là gì?

  1. Bài văn thuật lại sự việc không cần bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
  2. Khi viết một bài văn thuật lại sự việc cần nêu lên cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
  3. Khi thuật lại các sự việc không cần phải thuật lại theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  4. Phần thân bài của một bài văn thuật lại sự việc chỉ có thể là một đoạn văn.

Câu 2: Phần kết bài “khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết” có thể nằm ở đề bài nào dưới đây?

  1. Kể lại một trải nghiệm của em.
  2. Báo cáo quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm.
  3. Nêu ý kiến về hoạt động trải nghiệm mà em tham gia.
  4. Nêu suy nghĩ về những trải nghiệm em đã tham gia.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 2: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net