Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 4: Viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần?

  1. 1 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 4 phần.

Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu thuật lại một sự việc?

  1. Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  2. Viết đoạn văn nêu lí do mà em yêu thích một bộ phim hoạt hình.
  3. Viết đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn nơi em sống.
  4. Thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.

Câu 3: Khi viết bài văn thuật lại một sự việc, chúng ta cần?

  1. Giới thiệu được sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
  2. Thuật lại diễn biến sự việc theo trình tự không gian hoặc thời gian.
  3. Nêu kết thúc của sự việc.
  4. Cả A, B, C.

Câu 4: Những từ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?

  1. Việc đầu tiên, việc tiếp theo, việc sau cùng.
  2. Đầu tiên, thế kia, nhưng mà.
  3. Việc cần làm, việc nên làm, việc không nên làm.
  4. Đầu tiên, tiếp theo, tuy nhiên.

Câu 5: Phần cuối của bài văn thuật lại một sự việc cần nêu những gì?

  1. Nội dung của sự việc.
  2. Thuật lại sự việc.
  3. Nêu lí do thuật lại sự việc.
  4. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 5.

Vào chủ nhật tuần vừa rồi, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 75 ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, thôn em đã tổ chức một buổi tổng vệ sinh. Mỗi gia đình sẽ tự dọn dẹp khu vực đường phố xung quanh nhà mình. Em cùng với chị gái đã xung phong thay mặt gia đình đi dọn dẹp đường phố. Chị gái em đảm nhận công việc quét dọn khu vực đường làng, em phụ trách nhặt giấy rác… Tất cả những giấy rác đều được chúng em gom vào một chiếc túi bóng to và chuyển đến khu vực để rác chung của làng để được vận chuyển đi xử lý. Sau khi dọn dẹp xong đường làng, em cùng chị tiếp tục theo các anh chị đoàn viên đi nhặt cỏ, tưới tắm cho các cây trong bồn cây dọc theo con đường làng. Sau khi hoàn thành công việc, hai chị em cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã đóng góp một phần vào công việc bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.

Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

  1. Kể lại những việc bạn nhỏ đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
  2. Miêu tả khu vực đường phố xung quanh nhà bạn nhỏ.
  3. Cảm nhận của bạn nhỏ khi đóp góp sức mình vào công việc bảo vệ môi trường.
  4. Kể về buổi tổng vệ sinh ở nơi bạn nhỏ sống.

Câu 2: Đoạn văn bắt đầu bằng từ chỉ gì?

  1. Chỉ thời gian.
  2. Chỉ tình huống.
  3. Chỉ địa điểm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Bạn nhỏ đã làm những việc gì?

  1. Cùng với chị gái xung phong thay mặt gia đình đi dọn dẹp đường phố.
  2. Phụ trách nhặt giấy rác, gom vào một chiếc túi bóng to và chuyển đến khu vực để rác chung của làng.
  3. Cùng chị gái theo các anh chị đoàn viên đi nhặt cỏ, tưới tắm cho các cây trong bồn cây dọc theo con đường làng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Các từ liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?

  1. Sau khi, tiếp theo.
  2. Quả nhiên, đôi khi.
  3. Vì vậy, vậy nên.
  4. Cuối cùng, nhưng mà.

Câu 5: Bạn nhỏ cảm thấy như thế nào sau khi đóng góp một phần sức lực vào việc bảo vệ môi trường sống xung quanh?

  1. Không vui cho lắm.
  2. Ấn tượng sâu sắc.
  3. Mệt mỏi và chán nản. 
  4. Hạnh phúc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đối với đề bài “ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt ở lớp em” mở bài cần làm gì?

  1. Liệt kê các hoạt động thực hiện trong buổi sinh hoạt.
  2. Thuật lại các hoạt động thực hiện trong buổi sinh hoạt theo trình tự thời gian.
  3. Giới thiệu về buổi sinh hoạt của lớp.
  4. Nêu cảm xúc về buổi sinh hoạt.

Câu 2: Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của bài văn thuật lại một việc làm tốt?

  1. Đầu tiên là em cùng bố mẹ đi siêu thị.
  2. Em sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều người xung quanh mình hơn nữa.
  3. Lúc thang máy mở ra em đã đẩy xe lăn vào và ra giúp cô.
  4. Chiều hôm qua, em đã làm được một việc tốt.
  5. Em cảm thấy rất vui vì đã giúp được người khác.
  6. Trong lúc đợi thang máy, em thấy một người phụ nữ ngồi trên xe lăn và tự kéo xe vào đợi thang máy cùng em.
  7. Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.
  8. d – a – f – c – g – e – b.
  9. a – d – f – g – e – b – c.
  10. d – a – g – c – f – b – e.
  11. d – a – f – c – e – g – b.

Câu 3: Ý nào sau đây có thể là đoạn kết của bài văn thuật lại một sự việc?

  1. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi làm được một việc tốt.
  2. Em sẽ cố gắng học tập nhiều hơn nữa để không phụ lòng thầy cô.
  3. Bạn Lan xinh đẹp như vậy nên mọi người đều yêu quí bạn ấy.
  4. Bố mẹ thương em nhiều lắm nên em không thể làm bố mẹ buồn.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cuối bài văn thuật lại một sự việc ngoài nêu cảm nhận của bản thân còn có thể nêu thêm ý gì?

  1. Nêu lên cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
  2. Không cần bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
  3. Cần thuật lại các sự việc theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  4. Nêu thêm sự việc đó tác động đến bản thân như thế nào.

Câu 2: Với đề bài “Kể lại ngày đầu tiên đi học của em”, phần thân bài nên đi theo trình tự nào?

  1. Lúc ở nhà chuẩn bị đến trường – Lúc về - Chào cô giáo.
  2. Lúc ở nhà chuẩn bị đến trường – Lúc đến trường học – Lúc đi về.
  3. Chào cô giáo khi đến trường – Đến trường học – Đi về.
  4. Ở nhà chuẩn bị đến trường – Đến trường gặp thầy cô, bạn bè – Ra về.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 4: Viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc (Viết)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net