A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Quả ngọt cuối mùa do ai sáng tác?
- Bảo Ngọc.
- Trần Đăng Khoa.
- Võ Thành An.
- Xuân Quỳnh.
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thơ lục bát.
- Thơ sáu chữ.
- Thơ năm chữ.
- Thơ tự do.
Câu 3: Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa ở đâu?
- Trong vườn nhà đẫm hơi sương.
- Trong vòm lá mới chồi non.
- Trước hiên nhà đọng sương sớm.
- Trước sân nhà ngào ngạt hương hoa.
Câu 4: Từ cứa trong bài nghĩa là gì?
- Làm đứt bằng vật có cạnh sắc, ý nói trời rét đậm.
- Làm đứt bằng kim loại.
- Rét như cắt da cắt thịt.
- Làm đứt một vật trong mùa đông.
Câu 5: Tháng mấy trời rét cứa như dao?
- Tháng chạp.
- Tháng mười một.
- Tháng giêng, tháng hai.
- Tháng hai, tháng ba.
Câu 6: Nghe tiếng chào mào bà làm gì?
- Ra cho nó ăn.
- Chống gậy ra trông.
- Đuổi nó bay đi.
- Ra ngắm.
Câu 7: Bà nom Đoài rồi lại ngắm Đông để làm gì?
- Lo sương táp, phòng chim ăn chùm cam bà để dành con cháu.
- Trông coi nhà cửa giúp con cháu.
- Phòng trộm vặt lẻn vào nhà.
- Phòng chùm cam để dành con cháu bị rụng.
Câu 8: Tóc sương da mồi nghĩa là gì?
- Tóc dính sương, da nổi mụn.
- Nói đến sự già đi của con người, tóc bạc giống màu sương, da có những đốm nâu đen giống mai con đồi mồi.
- Nói đến sự vất vả, dãi nắng dầm sương của con người.
- Nói đến những người già trước tuổi, tóc bạc giống màu sương, da nhăn nheo.
Câu 9: Câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảm của tác giả dành cho bà mình?
- Quả ngon dành tận cuối mùa.
- Bà ơi, thương mấy là thương.
- Bà như quả ngọt chín rồi.
- Quả vàng nằm giữa cành xuân.
Câu 10: Câu thơ nào dưới đây nói về tuổi già của bà?
- Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông.
- Vắng con xa cháu tóc sương da mồi.
- Bà như quả ngọt chín rồi.
- Tất cả các câu trên.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao bà dành chùm cam đến tận cuối mùa?
- Vì bà muốn để dành chùm cam ấy cho con, cho cháu.
- Vì bà muốn đem chùm cam ấy đi bán để kiếm tiền.
- Vì bà muốn để nó chín thêm ăn cho ngon.
- Vì bà không nỡ ăn.
Câu 2: Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì?
Quả vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương
- Tả chùm quả giúp ong làm mật, giúp hoa tỏa hương.
- Tả những chú ong chăm chỉ, cần mẫn làm ra mật ngọt.
- Tả những bông hoa chuyên cần tỏa hương thơm ngát.
- Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm.
Câu 3: Bài thơ có nội dung gì?
- Thể hiện tình cảm của người cháu dành cho bà.
- Chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà.
- Thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu.
- Ca ngợi tấm lòng thơm thảo, đáng quý của bà.
Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?
- Ngọt ngào, tâm tình.
- Nhẹ nhàng, trầm lắng.
- Tình cảm, tha thiết.
- Hào hứng, dồn dập.
Câu 5: Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
- Tình cảm của tác giả dành cho bà mình, thương bà tuổi tác đã cao lại phải ở xa con cháu.
- Tình cảm của bà giống như trái chín, càng thêm thời gian thì càng thêm ngọt ngào.
- Tuổi của bà càng cao thì tình yêu thương của bà càng lớn.
- Cả A và B.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ?
- Tình thương của bà dành cho con cháu vô cùng thắm thiết bao la.
- Các con các cháu ở xa, đi xa về, bà mong đợi và nhớ thương.
- Cái tình đằm thắm và thiết tha, bao la và mênh mông của người bà đối với con cháu, và của con cháu đối với bà kính yêu.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Hình tượng thơ mang màu sắc gì?
- Cổ điển.
- Hiện đại.
- Dân ca, ca dao.
- Chèo cổ
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau là gì?
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
- So sánh.
- Nhân hóa.
- Lặp từ.
- Từ láy.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về tình cảm gia đình?
- Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh.
- Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
- Gặt chữ trên non của Bích Ngọc.
- Ngôi nhà của mẹ của Hữu Thỉnh.
Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện tình cảm gia đình trong bài thơ?
- Tình cảm gia đình luôn là thiêng liêng và bất diệt.
- Tình cảm gia đình là tình yêu thương, gắn kết, quan tâm, lo lắng giữa các thành viên trong gia đình.
- Cha mẹ sinh thành, chăm sóc, bảo vệ và yêu thương con cái mà không có bất cứ một đòi hỏi gì. Con cái yêu thương, quan tâm, biết nghe lời cha mẹ một cách tự giác, tự nguyện, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Tất cả các đáp án trên.