A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài đọc Thân thương xứ Vàm của tác giả nào?
- Văn Thành Lê.
- Nguyễn Thị Việt Hà.
- Nguyễn Nhật Ánh.
- Thạch Lam.
Câu 2: Chợ Vàm Cái Đôi nằm ở vị trí như nào?
- Nép vào một góc bến tàu.
- Nằm ở giữa sông.
- Nằm ở bờ sông.
- Nép vào cảng biển.
Câu 3: Chợ Vàm Cái Đôi họp khi nào?
- Họp từ giữa trưa.
- Họp từ khi bình minh chưa lên.
- Họp lúc hoàng hôn buông xuống.
- Họp lúc xế chiều.
Câu 4: Xuồng từ trong các kinh, vàm, xáng xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ từ lúc nào?
- Tờ mờ sáng.
- Gần trưa.
- Giữa khuya.
- Chiều tối.
Câu 5: Em hiểu vàm là gì?
- Ngã ba sông.
- Vùng sông nước.
- Kênh, rạch.
- Đồng ruộng.
Câu 6: Không khí ở chợ như thế nào?
- Ồn ào, náo nhiệt.
- Ôn hòa, bình dị.
- Đông đúc, tấp nập.
- Vắng vẻ, ít người qua lại.
Câu 7: Ở Vàm Cái Đôi, người ta hay gắn chữ gì phía sau mỗi tên gọi?
- Biển.
- Sông.
- Ruộng.
- Kênh.
Câu 8: Người dân xứ Vàm nhớ gì khi đi xa?
- Phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ.
- Ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa sậy.
- Nhớ giọng nói của người dân nơi xứ Vàm.
- Cả A và B.
Câu 9: Nhớ về Vàm là nhớ về gì?
- Sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở.
- Những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng.
- Những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Vàm Cái Đôi thuộc tỉnh nào?
- Đồng Nai.
- Cà Mau.
- Kiên Giang.
- Đồng Tháp.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hòa?
- Vì chợ nhỏ, nép vào một góc bến tàu.
- Vì chợ họp từ khi bình minh chưa lên.
- Vì chợ bày bán đủ loại rau, cá, củ, quả.
- Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.
Câu 2: Những chi tiết nào thể hiện sự ôn hòa của chợ Vàm Cái Đôi?
- Người tới trước, trải cái bao bố xẻ đôi ra làm dấu.
- Người tới sau kiếm chỗ nào còn trống ngồi xuống.
- Người nào có lỡ lấn sang bên kia tí đỉnh thì cũng cười xòa, có nhiêu đâu, dân ruộng với nhau mà.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Em có suy nghĩ gì về cách gọi “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,...?
- Gợi lên sự mộc mạc, dân dã, thôn quê của người dân Vàm Cái Đôi.
- Đó là cách gọi gần gũi, thân thương cho những sự vật quen thuộc , gắn bó của làng quê đồng ruộng.
- Cả A và B.
- Đó là cách gọi cho thấy sự nghèo đói, lạc hậu ở Vàm Cái Đôi.
Câu 4: Vì sao khi đi xa, người dân xứ Vàm lại nhớ những hình ảnh bình dị ở quê hương mình?
- Vì những hình ảnh ấy tái hiện cuộc sống lao động của người dân.
- Vì những hình ảnh ấy rất đỗi quen thuộc, tất cả đều in đậm trong tâm trí người xa quê.
- Vì những hình ảnh ấy là hình ảnh rất đặc trưng, gắn bó và gần gũi nhất của Vàm Cái Đôi.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Nội dung của bài đọc là gì?
- Nỗi lòng của người dân xứ Vàm xa quê.
- Thể hiện tình yêu thương giữa người với người ở Vàm Cái Đôi.
- Thể hiện nhịp sống của người dân nơi Vàm Cái Đôi. Đồng thời thể hiện cảm xúc, tình cảm của những người Vàm xa xứ đối với quê hương mình.
- Miêu tả lại khung cảnh họp chợ Vàm Cái Đôi.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Qua bài đọc, em cảm nhận như thế nào về tình người ở Vàm Cái Đôi?
- Ấm áp, ôn hòa, bình dị.
- Phóng khoáng, cởi mở.
- Thân mật, lạc quan.
- Ganh tị, đố kỵ.
Câu 2: Em cảm thấy người dân vùng Vàm Cái Đôi như thế nào?
- Hiền lành, rộng lượng.
- Cẩn trọng, kín đáo.
- Lịch sự, tao nhã.
- Dũng cảm, khiêm tốn.
Câu 3: Tìm động từ trong câu dưới đây?
Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sống nối liền xứ sở.
- Vàm.
- Bình yên.
- Nhớ.
- Xứ sở.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng nói về tình yêu quê hương?
- Người thiếu niên anh hùng.
- Đồng cỏ nở hoa.
- Quê hương.
- Bầu trời mùa thu.
Câu 2: Qua bài đọc trên, em rút ra được điều gì?
- Tình yêu quê hương đất nước xuất phát từ những gì bình dị nhất.
- Phải biết yêu thương, giữ gìn hình ảnh quê hương.
- Chợ Vàm Cái Đôi họp xuyên đêm.
- Cả A và B.