Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 3: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ (Luyện từ và câu)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ (Luyện từ và câu). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Danh từ là gì?

  1. Là những hư từ.
  2. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm,… 
  3. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.

Câu 2: Động từ là gì?

  1. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 
  2. Là những từ chỉ hành vi của con người.
  3. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ sự vật.

Câu 3: Tính từ là gì? 

  1. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm. 
  2. Là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
  3. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người.

Câu 4: Câu văn sau có mấy danh từ?

Mặt trời chiếu sáng cả khu vườn, hoa hồng đã nở rộ.

  1. 6 danh từ.
  2. 5 danh từ.
  3. 4 danh từ. 
  4. 3 danh từ.

Câu 5: Câu văn sau có mấy động từ?

Chim đậu trên cành hót líu lo.

  1. 1 động từ.
  2. 2 động từ.
  3. 3 động từ.
  4. 4 động từ.

Câu 6: Những từ “chậm rãi, nhanh chóng, vội vàng, lề mề” thuộc từ loại nào?

  1. Động từ.
  2. Danh từ.
  3. Tính từ.
  4. Hư từ.

Câu 7: Dưới đây đâu là tính từ chỉ màu của bầu trời?

  1. Tươi mát.
  2. Rực đỏ.
  3. Nắng cháy.
  4. Hồng hào.

Câu 8: Những từ “bực, cáu, giận, phát tiết” là động từ chỉ gì?

  1. Động từ chỉ hành động.
  2. Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ.
  3. Động từ chỉ trạng thái cảm xúc.
  4. Động từ chỉ trạng thái tồn tại.

Câu 9: Từ nào dưới đây là danh từ?

  1. Tài giỏi.
  2. Thông minh.
  3. Khờ khạo.
  4. Học sinh.

Câu 10: Những từ “bạn bè, giáo viên, học sinh” là danh từ chỉ gì?

  1. Danh từ chỉ vật.
  2. Danh từ chỉ người.
  3. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
  4. Danh từ chỉ thời gian.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?

  1. Nhẹ nhàng, dịu êm, êm ru.
  2. Cuộc sống, tĩnh lặng, an ổn.
  3. Trò chơi, vách đá, hun hút.
  4. Bánh quy, ngọt ngào, mặn mà.

Câu 2: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hành động?

  1. Ngủ nghỉ.
  2. Ngồi yên.
  3. Nằm ngủ.
  4. Chạy nhảy.

Câu 3: Các từ suy nghĩ, buồn, vui, ghét là từ gì?

  1. Từ chỉ hoạt động.
  2. Từ chỉ tính chất.
  3. Từ chỉ đặc điểm.
  4. Từ chỉ trạng thái.

Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các danh từ?

  1. Mưa bão, bầu trời.
  2. Cuộc sống, bình yên.
  3. Trò chơi, thăm thẳm.
  4. Trà sữa, chạy nhảy.

Câu 5: Chọn danh từ thích hợp điền chỗ trống trong câu dưới đây?

…… đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trở nên xanh tươi hơn, ai nấy cũng đều thích thú và vui mừng.

  1. Mùa thu.
  2. Mùa xuân.
  3. Mùa hạ.
  4. Mùa đông.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Chỉ ra từ không cùng loại trong nhóm từ đã cho sau?

Hạt, mùa đông, biển, biến, máy bay, mầm

  1. Hạt.
  2. Máy bay.
  3. Biến.
  4. Mầm.

Câu 2: Tìm từ thích hợp ứng với mỗi số được đánh trong đoạn văn đã cho dưới đây?

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình kiến đỏ (1). Gia đình tôi có hàng nhìn miệng ăn, tuy không thật (2) nhưng ai cũng được no đủ quanh năm. Tất cả chị em chúng tôi sống (3) bên nhau, dưới một mái nhà ấm cúng, (4).

(Theo Vũ Kim Dũng)

  1. (1) - quây quần, (2) - sung túc, (3) - yên vui, (4) - đông đúc.
  2. (1) - đông đúc, (2) - sung túc, (3) - yên vui, (4) - quây quần.
  3. (1) - đông đúc, (2) - yên vui, (3) - sung túc, (4) - quây quần.
  4. (1) - đông đúc, (2) - sung túc, (3) - quây quần, (4) - yên vui.

Câu 3: Chỉ ra từ không cùng loại trong nhóm từ đã cho sau?

Chớp (mắt), hái, đúc, lặn, lái, quả

  1. Hái.
  2. Chớp.
  3. Quả.
  4. Lặn.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Dưới đây đâu là từ chỉ tính cách của con người?

  1. Vi vu.
  2. Hiền lành.
  3. Vời vợi.
  4. Chấp chới.

Câu 2: Câu nào dưới đâu có chứa động từ chỉ trạng thái?

  1. Nó ngủ rồi.
  2. Hôm nay hoa mẹ mua tỏa hương thơm ngào ngạt.
  3. Bố em là một người vô cùng nghiêm khắc.
  4. Bàn tay của Na mũm mĩm và trắng hồng.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 3: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ (Luyện từ và câu)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net