Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 3: Gieo ngày mới

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Gieo ngày mới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Gieo ngày mới do ai sáng tác?

  1. Bích Ngọc.
  2. Tố Hữu.
  3. Ngọc Hà.
  4. Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ năm chữ.
  3. Thơ sáu chữ.
  4. Thơ tự do.

Câu 3: Bài thơ Gieo ngày mới có mấy khổ thơ?

  1. 3 khổ.
  2. 4 khổ.
  3. 5 khổ.
  4. 6 khổ.

Câu 4: Ngày mới của cha mẹ bắt đầu bằng việc gì?

  1. Cha dắt trâu ra đồng, mẹ bắc gầu tát bên sông.
  2. Cha đi cày, mẹ đi cấy lúa.
  3. Cha đi gieo hạt, mẹ đi gặt lúa.
  4. Cha đi cày, mẹ đi gặt.

Câu 5: Ngày mới của cô giáo bắt đầu bằng việc gì?

  1. Gom từng giọt nắng hồng.
  2. Dạy học sinh trên bục giảng.
  3. Gieo hoa ngoài vườn.
  4. Viết bảng.

Câu 6: Ngày mới của bà bắt đầu bằng việc gì?

  1. Gieo hoa trái ngọt lành.
  2. Bắc gầu tát nước bên sông.
  3. Dệt khăn quàng cho cháu.
  4. Phơi quần áo.

Câu 7: Bầu trời gieo gì xuống?

  1. Gieo hạt.
  2. Gieo mưa rồi nắng.
  3. Gieo gió.
  4. Gieo bão.

Câu 8: Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng gì?

  1. Bằng việc đi học.
  2. Bằng sự buồn tẻ.
  3. Bằng sự vui vẻ.
  4. Bằng một chuỗi cười.

Câu 9:Gầu là gì?

  1. Vật thường làm bằng tre, nứa,… dùng để tát hoặc múc nước.
  2. Vật thường được đeo sau lưng để đựng nước.
  3. Vật thường được đeo sau lưng để lấy nước đi tưới cây. 
  4. Vật dùng để múc nước, thường được làm bằng sứ.

Câu 10:Heo may là gì?

  1. Gió mang hơi ẩm vào trong đất liền.
  2. Gió mùa đông bắc.
  3. Những cơn gió nhẹ, kèm theo chút se lạnh, thường xuất hiện vào cuối thu.
  4. Những cơn gió lạnh thường xuất hiện vào cuối đông.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh “mùa vàng ấm áp” gợi ra điều gì?

  1. Nói lên hình ảnh người nông dân đang gặt hái một vụ mùa bội thu, no ấm với những hạt thóc vàng.
  2. Nói lên hình ảnh cô giáo đang ngày ngày truyền con số, nét chữ cho học sinh với niềm tin và hị vọng về tương lai tươi đẹp.
  3. Nói lên thành quả ngọt ngào, những thành công mà cô giáo đã thu được từ việc dạy học.
  4. Nói lên sự yêu thương, chắt chiu, tần tảo của người bà dành cho cháu, mong muốn cháu được ấm áp.

Câu 2: Hình ảnh “ước mơ xanh” gợi ra điều gì?

  1. Nói lên hình ảnh người nông dân đang gặt hái một vụ mùa bội thu, no ấm với những hạt thóc vàng.
  2. Nói lên hình ảnh cô giáo đang ngày ngày truyền con số, nét chữ cho học sinh với niềm tin và hị vọng về tương lai tươi đẹp.
  3. Nói lên thành quả ngọt ngào, những thành công mà cô giáo đã thu được từ việc dạy học.
  4. Nói lên sự yêu thương, chắt chiu, tần tảo của người bà dành cho cháu, mong muốn cháu được ấm áp.

Câu 3: Hình ảnh “gom từng giọt nắng hồng” gợi ra điều gì?

  1. Nói lên hình ảnh người nông dân đang gặt hái một vụ mùa bội thu, no ấm với những hạt thóc vàng.
  2. Nói lên hình ảnh cô giáo đang ngày ngày truyền con số, nét chữ cho học sinh với niềm tin và hị vọng về tương lai tươi đẹp.
  3. Nói lên thành quả ngọt ngào, những thành công mà cô giáo đã thu được từ việc dạy học.
  4. Nói lên sự yêu thương, chắt chiu, tần tảo của người bà dành cho cháu, mong muốn cháu được ấm áp.

Câu 4: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ có gì đặc biệt?

  1. Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng những nỗi buồn, khiến cảnh vật xung quanh trở nên buồn tẻ, đìu hiu.
  2. Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng tình yêu cuộc sống, giúp bạn có cái nhìn màu hồng về thế giới xung quanh mình.
  3. Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng một chuỗi cười. Tiếng cười của bạn nhỏ sẽ lan tỏa niềm vui, xua tan đi bao mệt nhọc cho cha, mẹ, cô giáo và bà. 
  4. Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng lòng yêu bầu trời, khiến bầu trời trở nên êm dịu.

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

  1. Thể hiện tình yêu của bạn nhỏ đối với cuộc sống xung quanh mình.
  2. Miêu tả buổi sáng sớm của bạn nhỏ.
  3. Thể hiện tình yêu cuộc sống, niềm vui khi đón ngày mới bạn nhỏ.
  4. Thể hiện sự lạc quan của bạn nhỏ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả muốn nói điều gì qua câu “Giòn tan bằng một chuỗi cười”?

  1. Cười nhiều lên thì cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn.
  2. Tiếng cười đó là nguồn động lực, là sức mạnh để mọi người cùng cố gắng, cùng nhau lan tỏa và hi vọng về một cuộc sống hạnh phúc, ấm no và tràn đầy yêu thương.
  3. Hãy đón ngày mới bằng nụ cười vui vẻ.
  4. Phải biết trân trọng những gì mình đang có.

Câu 2: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

  1. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  2. Tình cảm, tha thiết.
  3. Vui tươi, hồn nhiên.
  4. Hào hứng, dồn dập.

Câu 3: Tìm danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên trong câu sau?

Heo may gió mùa trở lạnh.

  1. Heo may.
  2. Gió mùa.
  3. Lạnh
  4. Cả A và B.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về sinh hoạt buổi sáng?

  1. Tuổi ngựa của Xuân Quỳnh.
  2. Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
  3. Buổi sáng đi học của Trần Quốc Toàn.
  4. Cả A và C.

Câu 2: Em học được điều gì qua bài thơ này?

  1. Cần phải biết yêu thương, quý trọng mọi người xung quanh mình.
  2. Hãy yêu thương, trân trọng những người bên cạnh mình, cuộc sống xung quanh mình và hãy lạc quan đón chào ngày mới.
  3. Chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ nhau, biết hi sinh vì nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 3: Gieo ngày mới

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net