Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 8: Cây trái trong vườn Bác (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Cây trái trong vườn Bác (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Mảnh vườn quanh nhà sàn Bác là?

  1. Cái gốc của mùa xuân.
  2. Cái gốc của mọi niềm vui.
  3. Cái gốc của màu xanh và vị ngọt bùi nở ra vô tận.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vườn cây trông như thế nào?

  1. Ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi.
  2. Xanh tươi um tùm, cây cối sai trĩu quả.
  3. Cây to, tán lá rộng, che khuất cả một khoảng trời.
  4. Tươi tốt, cây này với cây kia đua nhau lớn.

Câu 3: Cây khế trong vườn Bác có nguồn gốc từ đâu?

  1. Xuân Đỉnh.
  2. Ba Đình.
  3. Mê Linh.
  4. Biên Hòa.

Câu 4: Vị khế như thế nào?

  1. Chua.
  2. Đắng.
  3. Ngọt.
  4. Thanh.

Câu 5: Bưởi đỏ trong vườn Bác có nguồn gốc từ đâu?

  1. Xuân Đỉnh.
  2. Biên Hòa
  3. Ba Đình.
  4. Mê Linh.

Câu 6: Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong mùi gì?

  1. Mùi cam tươi vườn Bác.
  2. Mùi quýt Hương Cần.
  3. Mùi bưởi Biên Hòa.
  4. Mùi thanh trà xứ Huế.

Câu 7: Quả quýt trong vườn Bác được miêu tả như thế nào?

  1. Phảng phất hương thơm trong gió.
  2. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn.
  3. Đậm vị phù sa trong mùi hương gió mang tới.
  4. Hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói.

Câu 8: Quả thanh trà trong vườn Bác được miêu tả như thế nào?

  1. Nhỏ nhắn.
  2. Tròn xinh.
  3. Mọng nước.
  4. Đằm thắm.

Câu 9: Mảnh vườn Bác ước chừng rộng như nào?

  1. Rộng bằng mảnh vườn làng Sen thuở ấu thơ.
  2. Rộng bằng một thửa ruộng.
  3. Rộng bằng một cái ao làng.
  4. Rộng bằng sân chơi dưới tòa nhà chung cư.

Câu 10: Do bàn tay sắp xếp của con người, người ta cảm giác mảnh vườn Bác như thế nào?

  1. Rộng rãi, thoáng đãng, bốn mùa xum xuê hương sắc.
  2. Mát mẻ, có hoa thơm, có quả chín.
  3. Chật chội, bức bối, cây cỏ nhiều hơn hoa.
  4. Cây cối um tùm, nhiều côn trùng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nỗi thương nhớ không nguôi mà tác giả nhắc tới trong bài đọc có thể hiểu là gì?

  1. Nỗi thương nhớ Bác Hồ.
  2. Nỗi nhớ thương người dân các vùng miền của Bác Hồ.
  3. Nỗi nhớ thương mà người dân các vùng miền dành cho Bác Hồ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao nói mảnh vườn quanh nhà sàn của Bác là “cái gốc của mọi niềm vui, của màu xanh và vị ngọt bùi nở ra vô tận”?

  1. Vì mảnh vườn quanh nhà sàn của Bác trồng đủ loại quả.
  2. Vì cây trong vườn là của nhân dân các vùng, miền gửi về biếu Bác.
  3. Vì loại quả nào trồng ở vườn quanh nhà sàn của Bác cũng ngon.
  4. Vì cây trong vườn được chăm sóc bằng tình cảm yêu thương.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu “Sum vầy muôn loài quả khác mang bóng dáng miền quê yêu thương”?

  1. Mảnh vườn Bác trồng rất nhiều cây, cây ra rất nhiều quả.
  2. Các loại trái cây trong vườn Bác đều sai trĩu quả.
  3. Vườn Bác trồng những loại cây có trên khắp mọi miền đất nước.
  4. Vườn Bác nhiều cây ăn quả.

Câu 4: Mảnh vườn làng Sen được nhắc tới có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện sự mộc mạc, giản dị của mảnh vườn Bác.
  2. Thể hiện sự nhớ về quá khứ.
  3. Thể hiện sự thân quen đối với quê hương của Bác.
  4. Nhắc lại nơi sinh của Bác.

Câu 5: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Nỗi lòng của người dân cả nước đối với Bác Hồ.
  2. Thể hiện tình cảm của người dân đối với Bác Hồ.
  3. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với mảnh vườn Bác, cũng như tình cảm tác giả dành cho Bác.
  4. Miêu tả lại mảnh vườn nhà sàn của Bác Hồ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc, em cảm nhận như thế nào về mảnh vườn Bác?

  1. Là nơi có dáng dấp các miền trên khắp đất nước.
  2. Là nơi có các loại trái cây phong phú.
  3. Là nơi có các loại trái cây trên khắp mọi miền đất nước, là nơi chứa đựng tình cảm giữa bác và người dân.
  4. Là nơi ngày xưa Bác trồng cây và chăm sóc.

Câu 2: Cách tả màu sắc quả hồng Yên Thôn có gì đặc biệt?

  1. Tác giả đã sử dụng một loạt tính từ để miêu tả chi tiết, cụ thể về vể đẹp của hồng Yên Thôn.
  2. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm để miêu tả màu sắc quả hồng Yên Thôn.
  3. Tác giả đã sử dụng từ láy để miêu tả.
  4. Tác giả đã sử dụng các từ tả thực.

Câu 3: Cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu dưới đây?

Mùa đông, cây trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng giữa sương giá, ơi cái màu hồng thắm thiết và vồn vã…

  1. Nhân hóa.
  2. So sánh.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng là câu chuyện về Bác Hồ?

  1. Người thiếu niên anh hùng.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Hai bàn tay.
  4. Bầu trời mùa thu.

Câu 2: Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ?

  1. Tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ đó là tình yêu thương, sự kính trọng, lòng biết ơn vô bờ bến đối với công lao to lớn, sự hi sinh thầm lặng của Bác cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
  2. Tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ vô cùng sâu sắc.
  3. Nhân dân cả nước tặng rất nhiều quà cho Bác Hồ.
  4. Nhân dân cả nước rất tôn kính Bác Hồ.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 8: Cây trái trong vườn Bác (Đọc)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net