Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”. Các hình ảnh có liên quan đến các câu tục ngữ cho HS vận dụng hiểu biết của mình để đoán câu tục ngữ được nhắc đến trong hình.
Dự kiến sản phẩm:
+ Hình 1: Há miệng chờ sung
+ Hình 2: Chị ngã em nâng
+ Hình 3: Mẹ tròn con vuông
+ Hình 4: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
+ Hình 5: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+ Hình 6: Đi guốc trong bụng
+ Hình 7: Lá lành đùm lá rách
TÊN BÀI HỌC, NỘI DUNG BÀI HỌC
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Câu hỏi: Trí tuệ dân gian có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?”
Trả lời:
Chủ đề bài 7: Thông qua việc đọc một số câu tục ngữ tiêu biểu, em sẽ hiểu được sự sáng suốt, phong phú của trí tuệ dân gian.
Câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về khái niệm tục ngữ, đặc điểm nội dung và hình thức?
Trả lời:
- Khái niệm: Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian.
- Đặc điểm nội dung: Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.
- Đặc điểm hình thức:
+ Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ).
+ Có nhịp điệu, hình ảnh
+ Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng (có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau – vần sát; ở hai tiếng cách nhau – vần cách).
+ Thường có hai vế trở lên, các về đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
+ Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngư về con người và xã hội.
Câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học về thành ngữ đã được học ở lớp 6, từ đó, so sánh với kiển thức về tục ngữ
Trả lời:
- Khái niệm thành ngữ: là một tập hợp từ cố định. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
- Đặc điểm thành ngữ: Làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc; có thể làm thành bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ.
- Đặc điểm tục ngữ: Diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm); được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.
Câu hỏi: Nói quá, nói giảm nói tránh là gì? Và có vai trò gì?
Trả lời:
- Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn.
+ Soạn bài: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết.
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC EM!
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Ngữ văn 7 CTST bài: Giới thiệu bài học và tri thức, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 chân trời bài: Giới thiệu bài học và tri thức