Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 CTST bài: Ôn tập bài 7

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập bài 7. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

ÔN TẬP

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, hệ thống hóa lại những nội dung đã học trong chủ đề Trí tuệ dân gian bao gồm: Đọc văn bản, thực hành tiếng Việt, viết, nói và nghe.

TÊN BÀI HỌC, NỘI DUNG BÀI HỌC

ÔN TẬP

Nội dung bài học

  1. Phần văn bản
  2. Phần tiếng việt
  3. Bài tập xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ của câu tục ngữ
  4. Bài tập phân biệt thành ngữ và tục ngữ
  5. Biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh
  • Phần viết
  1. Nói và nghe

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Phần văn bản

Câu hỏi: GV yêu cầu HS chia nhóm ôn lại nội dung và xác định thể loại của các văn bản đã học trong chủ đề Trí tuệ dân gian.

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

 

 

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

 

 

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

 

 

 

Trả lời:

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, thời tiết

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất, con người và xã hội

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về con người, xã hội

Tục ngữ

 

  1. Phần tiếng việt
  2. Bài tập xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ của câu tục ngữ

Câu hỏi: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ, kẻ bảng vào vở để xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế và biện pháp tu từ đã cho trong SGK.

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

Cặp vần

Biện pháp tu từ

a

 

 

 

 

 

b

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

Cặp vần

Biện pháp tu từ

a

8

1

2

đen – đèn

Ẩn dụ

b

14

2

2

thấp – ngập

cao – rào

Điệp từ, điệp ngữ

  1. Bài tập phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Câu hỏi: GV hướng dẫn HS chỉ ra những khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ.

 

Thành ngữ

Tục ngữ

Đặc điểm

 

 

Chức năng

 

 

 

Trả lời:

 

Thành ngữ

Tục ngữ

Đặc điểm

- Thành ngữ là một cụm từ cố định có thể làm thành một bộ phận của câu (có thể làm chủ ngữ, vị ngữ,…) hay làm thành phần phụ trong các cụm từ.

Ví dụ: Chậm như rùa có thể làm thành một bộ phận của câu. Ví dụ: Nó lúc nào cũng chậm như rùa

- Tục ngữ là một câu diễn đạt trọng vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm).

Ví dụ: Câu tục ngữ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính diễn đạt trọn vẹn một ý, thể hiện một quy luật trong cuộc sống.

Chức năng

- Thành ngữ thường được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và trong sáng tác văn chương với mục đích làm cho sự diễn đạt trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc.

- Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.

 

  1. Biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh

Câu hỏi: Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

Trả lời:

- Ba câu sử dụng biện pháp nói quá:

+ Bài văn này khó quá, tớ nghĩ nát óc mà vẫn không làm được.

+ Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của bạn khiến nhiều người mơ ước.

+ Mọi người đoàn kết lại có thể lấp biển vá trời.

- Ba câu sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh:

+ Chiếc váy này không được đẹp cho lắm.

+ Cậu cần cố gắng nhiều hơn trong môn Văn.

+ Bà Lan bị bệnh nặng nên đã qua đời.

  • Phần viết

Yêu cầu: GV yêu cầu HS quây thành nhóm nhỏ và lần lượt chia sẻ vơi các bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

Trả lời:

Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữu hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.  

+ Nêu được vấn đề cần bàn luận

+ Trình bày được ý kiến tán thành hoặc phản đối với vấn đề cần bàn luận.

+ Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

+ Bố cục đảm bảo 3 phần.

  1. Phần nói và nghe

Câu hỏi: Hãy nêu những lưu ý khi trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt khi trao dổi ý kiển về một vấn đề trong đời sống.  

Trả lời:

Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt:

+ Tôn trọng ý kiến của người khác

+ Không chen ngang khi người khác đang trình bày

+ Không có thái độ khinh thường, dè bỉu ý kiến người khác

+ Tập trung, chú ý, lắng nghe ý kiến và quan điểm người khác

+ Có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý với thái độ cầu thị.

LUYỆN TẬP

GV yêu cầu HS lập được kế hoach học tập có hiệu quả các bài học thuộc chủ đề “Trí tuệ dân gian”.

Gợi ý:

+ Các cách xác định số dòng, số câu, số chữ cho các câu tục ngữ dân gian.

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 CTST bài: Ôn tập bài 7

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Ngữ văn 7 CTST bài: Ôn tập bài 7, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 chân trời bài: Ôn tập bài 7

 

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay