Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài: Hương khúc. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HƯƠNG KHÚC
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa món xôi khúc trong SGK và yêu cầu HS đọc nhan đề VB, dựa vào chủ điểm của bài học để dự đoán về nội dung VB
TÊN BÀI HỌC, NỘI DUNG BÀI HỌC
HƯƠNG KHÚC
Nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: GV mời một vài HS lần lượt đọc thành tiếng trước lớp.
- GV nhắc HS chú ý vào những chú thích giải nghĩa từ ngữ khó ở cuối trang để có thể nắm được chủ đề của VB.
Câu hỏi : HS đọc kĩ từng đoạn, suy luận nội dung, ý nghĩa của từng đoạn để nhận ra các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của chiếc bánh khúc tuổi thơ.
Trả lời:
Các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của chiếc bánh khúc tuổi thơ:
- Từ vẻ đẹp của sản vật quê hương.
- Từ cách làm bánh tỉ mỉ đong đầy yêu thương của bà.
- Từ sự háo hức trông ngóng của một đứa trẻ chờ đợi món quà tuổi thơ.
Câu hỏi:
Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ những tình cảm như thế nào?
Trả lời:
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả trong VB được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua cách tác giả kể và tả về cách bà làm bánh khúc.
- Trong VB, tác giả đã thể hiện sự yêu thương, trân quý, nâng niu chiếc bánh ấy như nâng niu tất cả những gì đẹp nhất của tuổi thơ và đặc biệt trong đó còn có những kí ức rất đẹp và ấm áp về bà.
- Tình cảm của tác giả được thể hiện trực tiếp trong đoạn trích như:
+ Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín... da diết mơ hồ;
+ Cho dù vẫn là bột sống… ứa đầy nước miếng;
+ Những miểng mỡ thái… béo ngậy đến mê người.
+ Cái béo của mỡ lợn… dân dã ngon lạ thường.
- Tình cảm của tác giả còn được thể hiện gián tiếp qua:
+ Cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từng công đoạn làm bánh;
+ Cách lựa chọn từ ngữ miêu tả chiếc bánh, đặc biệt là những tính từ cực tả về tính chất như: thơm ngây, béo ngậy, ngọt ngào, dân dã, nóng hổi,…
+ Những biện pháp tu từ như: Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật, một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc,…
III. Tổng kết
- Văn bản thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc Việt.
- Lời văn giản dị, mộc mạc, thiết tha
- Nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả sinh động, chân thực.
LUYỆN TẬP
Khi ăn bánh khúc, em có cảm nhận như thế nào? Có giống như tác giả miêu tả trong văn bản không ?
VẬN DỤNG
Văn bản tren gợi cho em suy nghĩ gì về nét đjep trogn văn hóa ẩm thực của dân tộc? Hãy viết đoạn văn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về chủ để này.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Ôn tập lại văn bản.
+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 54.
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC EM!
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Ngữ văn 7 CTST bài: Hương khúc, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 chân trời bài: Hương khúc