Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 CTST bài: Thực hành tiếng việt trang 19

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài: Thực hành tiếng việt trang 19. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

“Tính từ, động từ có thể kết hợp với những từ nào trong câu?”

  • Tính từ, động từ trong câu có thể đi kèm với danh từ, cũng có thể đi kèm với phó từ.
  • Ví dụ:
  • Động từ đi kèm với các phó từ: đã, sẽ, đang, vừa, mới,…
  • Tính từ đi kèm với các phó từ: rất, quá, lắm, hơi,…

Tiết: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. KHÁI NIỆM PHÓ TỪ
  2. Phó từ luôn đi kèm trước danh từ
  3. Phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ
  4. LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH
  5. KHÁI NIỆM PHÓ TỪ
  6. Phó từ chuyên đi kèm trước danh từ

Vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người.

Trong câu trên, nếu không dùng từ “những” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu có từ “những”?

  • Nếu không dùng từ “những” thì nghĩa của câu sẽ thay đổi.
  • Từ “những” bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ “ngày”, cho người tiếp nhận thông tin biết được về khoảng thời gian của sự việc.
  1. Phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ
  2. a) Phó từ đứng trước động từ, tính từ

Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ.

Trong câu trên, nếu không dùng từ “không” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu có chứa từ “không”?

  • Nếu không dùng từ “không” thì nghĩa của câu sẽ thay đổi, trở nên phi lí.
  • Từ “không” bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ “đụng”.
  1. b) Phó từ đứng sau động từ, tính từ
  • Em đói lắm!
  • Đi ra ngay!
  • Trong câu trên, từ “lắm” và “ra” bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
  • Từ “lắm” bổ sung ý nghĩa mức độ cho từ “đói”.
  • Từ “ra” bổ sung ý nghĩa phương hướng cho từ “đi”.

LƯU Ý

Khi sử dụng phó từ trong quá trình đọc, viết, nói và nghe:

  • Khi nói và viết, nên dùng phó từ ở trước/ sau động từ, tính từ để làm cho sự vật, hiện tượng được nêu ở danh từ và hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất dược nêu ở động từ, tính từ trở nên rõ nghĩa hơn.
  • Mở rộng thành phần câu
  • Làm cho thông tin của câu trở nên cụ thể hơn.
  • Khi đọc và nghe, cần chú ý đến các phó từ đứng trước danh từ để:
  • Biết được số lượng của sự vật và các phó từ đứng trước/ sau động từ,

     tính từ.

  • Biết các thông tin về mức độ, quan hệ thời gian, sự phủ định,… của hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
  1. II. LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH

BÀI TẬP 1 SGK/19

Tìm phó từ trong những trường hợp sau. Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào?

  1. Chưa gieo xuống đất

      Hạt nằm lặng thinh

                  (Trần Hữu Thung, Lời của cây)

  1. b) Mầm đã thì thầm

    Ghé tai nghe rõ

                  (Trần Hữu Thung, Lời của cây)

  1. c) Vẫn còn bao nhiêu nắng

    Đã vơi dần cơn mưa

    Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi

                  (Hữu Thỉnh, Sang thu)

BÀI TẬP 2 SGK/19

Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.

  1. Rằng các bạn ơi

      Cây chính là tôi

      Nay mai sẽ lớn

      Góp xanh đất trời.

           (Trần Hữu Thung, Lời của cây)

  1. b) Sương chùng chình qua ngõ

     Hình như thu đã về.

             (Hữu Thỉnh, Sang thu)

  1. c) Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai

    vác mía to, hai thùng cháo.

                     (Vũ Hùng, Phía Tây Trường Sơn) 

  1. d) Ông quen nó quá, khó xa rời nó được.

                     (Vũ Hùng, Phía Tây Trường Sơn)

BÀI TẬP 3 SGK/20

Cho 2 câu sau:

  1. Trời tối.
  2. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

Dùng phó từ để mở rộng các câu trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa giữa câu đã cho và câu mở rộng trong từng trường hợp.

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 CTST bài: Thực hành tiếng việt trang 19

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Ngữ văn 7 CTST bài: Thực hành tiếng việt trang 19, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 chân trời bài: Thực hành tiếng việt trang 19

 

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay