Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn địa lí lớp 7 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
  • Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các con sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức đặc điểm địa lí, đặc điểm các khu vực địa hình chính và các đới thiên nhiên của châu Âu.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số bản đồ, tập bản đồ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu một số hình ảnh về châu Âu cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số thông tin mà em biết về châu Âu.

 - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thông qua những hình ảnh vừa quan sát, chung ta thấy được châu Âu là nơi được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đa dạng. Để nắm được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu và phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hóa khí hậu, các đới thiên nhiên ở châu Âu, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu.

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 6 KNTT SOẠN CHI TIẾT:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu; nêu được tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, làm việc cá nhân, đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu quan sát Hình 1 – Bản đồ tự nhiên châu Âu SGK tr.97, đọc thông tin mục 1 SGK tr.96 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

+ Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu.

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước

- Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu:

- Châu Âu là một bộ phận phía Tây của lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa cá vĩ tuyến 36°B và 71°B, chủ yếu thuộc đới ôn hòa của bán cầu Bắc.

- Diện tích châu Âu trên 10 triệu km². So với các châu lục khác, chỉ hơn châu Đại Dương. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

- Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương:

+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương;

+ Phía Nam giáp biển Địa Trung Hải;

+ Phía Tây giáp Đại Tây Dương.

+ Phía Đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran.

- Các biển bao quanh châu Âu: Địa Trung Hải, Ca-xpi, biển Đen, biển Ban-tích, biển Bắc.

CÁC GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 7 KNTT KHÁC:

Giáo án Powerpoint địa lí 7 kết nối tri thức (cả năm)

Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được đặc điểm tự nhiên về các khu vực địa hình, khí hậu, sông ngòi, đới thiên nhiên của châu Âu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, làm việc cá nhân, làm việc nhóm, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 2a, 2b, 2c, 2d, quan sát Hình 1-7 SGK tr.97-100, thảo luận và thực hiện nhiệm vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về địa hình.

 

 

 

 

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về khí hậu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về sông ngòi.

 

 

 

+ Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về đới thiên nhiên.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.97, 99 kết hợp trình chiếu một số hình ảnh về đồng bằng, dãy núi và một số con sông lớn ở châu Âu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình

Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và  miền núi.

- Khu vực đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục gồm đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu hạ lưu Đa-nuyp,..Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau.

- Khu vực miền núi bao gồm:

+ Địa hình núi già phân bố ở phía Bắc và trung tâm châu lục gồm dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...Phần lớn các dãy núi có độ cao trung bình và thấp.

+ Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía Nam, gồm dãy An-pơ, Ban-căng,...Phần lớn các núi có độ cao trung bình dưới 2 000m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000m.

b. Khí hậu

Có sự phân hóa mạnh từ bắc xuống nam, từ tây sang đông tạo nên các đới và kiểu khí hậu khác nhau gồm:

- Đới khí hậu cực và cận cực: quanh năm giá lạnh, lượng mưa trung bình năm dưới 500mm.

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hòa, mùa đông tương đối ẩm, mùa hạ mát, có mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm 800 – 1000 mm trở lên.

+ Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và ẩm. Lượng mưa nhỏ, trung bình năm chỉ trên dưới 500mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ.

- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng và khô, thời tiết ổn định. Mùa đông ấm và mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm khoảng 500 – 700mm.

c. Sông ngòi

- Có lượng nước dồi dào, chế độ nước phức tạp (sông Vôn-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ,...)

- Hệ thống kênh đào phát triển, giao thông thuận lợi.

d. Đới thiên nhiên

- Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực; chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ, bao gồm các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương và một dải hẹp ở phía Bắc châu lục.

+ Quanh năm tuyết bao phủ, sinh vật nghèo nàn, động vật có một số loài chịu được lạnh.

- Đới ôn hòa: có khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới ôn hòa, thiên nhiên thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

+ Phía bắc: khí hậu lạnh, ẩm ướt. Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, nhóm đất điển hình là đất pốt-dôn.

+ Phía tây: mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều. Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng. Nhóm đất điển hình là đất rừng nâu xám.

+ Phía đông nam: khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít. Thảm thực vật là thảo nguyên ôn đới.

+ Phía nam: khí hậu cận nhiệt đới trung hải. Rừng và cây bụi lá cứng kém phát triển.

CÁC TÀI LIỆU ĐỊA LÍ 8 CHẤT LƯỢNG:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Khoanh vào đáp án đúng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa:

  1. Vĩ tuyến 63°B và 17°B.
  2. Vĩ tuyến 36°B và 71°N.
  3. Vĩ tuyến 63°Đ và 17°T.
  4. Vĩ tuyến 36°B và 71°B.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình núi trẻ châu Âu:

  1. Gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng.
  2. Phân bố chủ yếu ở phía Bắc và trung tâm châu lục.
  3. Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2 000m.
  4. An-pơ là dãy núi đồ sộ nhất châu Âu.

Câu 3. Đới khí hậu cận nhiệt ở châu Âu có lượng mưa trung bình năm:

  1. Khoảng 500 – 700mm.
  2. Dưới 500mm.
  3. Từ 800 – 1000mm trở lên.
  4. Trên dưới 500mm.

Câu 4. Châu Âu có diện tích:

  1. Nhỏ nhất trong các châu lục.
  2. 10 triệu km².
  3. Trên 10 triệu km².
  4. Lớn nhất trong các châu lục.

Câu 5. Con sông dài nhất và nhiều nước nhất châu Âu là:

  1. Đa-nuyp.
  2. Vôn-ga.
  3. Rai-nơ.
  4. Seine.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1.Đáp án D.

Câu 2.Đáp án B.

Câu 3.Đáp án A.

Câu 4.Đáp án C.

Câu 5.Đáp án B.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập - Vận dụng SGK tr.100.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Câu 1:

 - Gla-xgau (Anh) thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương.

- Rô-ma (I-ta-li-a) thuộc kiểu khí hậu hậu ôn đới hải dương.

- Ô-đét-xa (U-cai-na) có khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 2.

Gợi ý: HS sưu tầm những hình ảnh đẹp về thiên nhiên châu Âu qua sách, báo, internet và viết bài (khoảng 15 dòng) giới thiệu về những cảnh đẹp đó.

Amsterdam được hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Khó có từ ngữ nào có thể lột tả hết được vẻ đẹp nên thơ của thủ đô đất nước Hà Lan, chỉ những chuyến đi bạn mới thật sự cảm nhận sự kỳ diệu của thiên nhiên, khung cảnh bình yên êm ả, một vẻ đẹp hiếm có đan xen với nhau, tạo nên cảm giác vô cùng khác biệt giữa cuộc sống hiện đại, xô bồ của Amsterdam. Mỗi một góc nhỏ đều toát lên vẻ lộng lẫy, kiêu sa ẩn trong dáng hình của những tòa nhà cổ kính, những công trình phủ màu dấu ấn thời gian và cả ánh đèn lờ mờ nơi ngõ nhỏ, những viên gạch đã mòn trên lối đi,… tất cả đều mang sự tinh tế, độc đáo như được trau chuốt vô cùng kĩ lưỡng. Thành phố rất đẹp vào mùa hè, nhưng yên tĩnh, dễ chịu và chi phí du lịch rẻ hơn vào mùa xuân. Hãy đến sống và khám phá Amsterdam như một người dân địa phương, vào mùa thấp điểm, từ tháng 4 đến cuối tháng 6 và tận hưởng những điều tuyệt vời nhất của Amsterdam như đi bộ trên kênh đào nổi tiếng, tham quan bảo tàng Van Gogh hoặc đạp xe tham quan các khu phố cổ của Amsterdam lịch sử.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

- Phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1:

Trường THCS:............

Lớp:..............................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Câu hỏi: Đọc thông tin mục 2a, 2b, 2c, 2d, quan sát Hình 1-7 SGK tr.97-100:

Nhóm

Nội dung thảo luận

1

Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về địa hình.

2

Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về khí hậu.

3

Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về sông ngòi.

4

Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Âu về đới thiên nhiên.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 7 sách mới, giáo án lớp địa lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án địa lí 7 sách kết nối tri thức , giáo án địa lí lớp 7 KNTT trọn bộ

Giáo án lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay