Giáo án vật lí 7 cánh diều

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn vật lí lớp 7 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án vật lí 7 cánh diều
Giáo án vật lí 7 cánh diều
Giáo án vật lí 7 cánh diều
Giáo án vật lí 7 cánh diều
Giáo án vật lí 7 cánh diều
Giáo án vật lí 7 cánh diều
Giáo án vật lí 7 cánh diều
Giáo án vật lí 7 cánh diều
Giáo án vật lí 7 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án vật lí 7 cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 16: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái đất có từ trường.
  • Nêu được cực từ bắc và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
  • Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức, tự học: phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được.
  • Năng lực ứng dụng: sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

GIÁO ÁN VẬT LÍ 6 CD SOẠN CHI TIẾT:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Như ta đã biết, kim nam châm tự do, khi cân bằng luôn nằm dọc theo hướng nam bắc. Từ trường nào tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng như vậy.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi Từ trường nào tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng, cũng như dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái đất có từ trường, nắm được cực từ bắc và cực Bắc địa lí không trùng nhau và biết cách sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Từ trường Trái đất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về mô tả từ trường Trái đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái đất có từ trường; nêu được cực từ bắc và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Từ trường Trái Đất xuất hiện do tính chất từ của vật chất Trái Đất hợp thành tạo ra. Từ trường Trái Đất tồn tại từ trong lòng Trái Đất đến không gian rộng lớn bao quanh Trái Đất.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 16.1 – Mô hình Trái đất và từ trường SGK tr.83 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả từ trường của Trái đất

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Dựa vào Hình 16.1, em hãy cho biết cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) có trùng nhau không?

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.83 để biết: Lõi của Trái đất được chia thành hai phần

+ Lõi bên trong ở thể rắn.

+ Lõi bên ngoài ở thể lỏng.

Khi Trái đất quay, hai phần của lõi chuyển động với tốc độ khác nhau. Đó là giả thuyết về nguyên nhân tạo ra từ trường đất.

- GV lưu ý HS :

+ Cực từ Bắc: ở phía cực Nam địa lí.

+ Cực từ Nam: ở phía cực Bắc địa lí.

+ 2 từ cực không trùng với 2 cực địa lí.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Cực từ Bắc của Trái Đất nằm ở trên đảo của nước Canada, có tọa độ địa lí là 1010 Kinh Tây và 760 Vĩ Bắc.

+ Cực từ Nam của Trái Đất nằm ở ngoài biển khơi Nam Băng Dương, có tọa độ địa lí  là 139 0 Kinh Đông và 65 0 Vĩ Nam.

+ Tại 2 nơi đó phát sinh ra từ trường của toàn bộ Trái Đất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về mô tả từ trường Trái đất

- Mô tả từ trường của Trái đất:

+ Trái đất quay quanh trục xuyên tâm, trục này là đường thẳng nối giữa hai cực Nam và cực Bắc của nó. Các cực này có vị trí cố định trên bề mặt Trái đất.

+ Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.

+ Từ trường của Trái đất và hai cực từ của nó đươc quy ước như Hình 16.1.

- Cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) không trùng nhau.

 

CÁC GIÁO ÁN VẬT LÍ 7 CD KHÁC:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về la bàn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo la bàn; sử dụng được la bàn để xác định hướng địa lí.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Dựa vào hiểu biết về nam châm và từ trường của Trái đất, người ta đã chế tạo một dụng cụ, được gọi là la bàn giúp con người tìm hướng địa lí, giúp các thủy thủ hay ngư dân đi trên biển tìm hướng địa lí khi di chuyển tàu, thuyền.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 16.2 – La bàn SGK tr.84 và trả lời câu hỏi: Nêu cấu tạo của la bàn.

 

- GV trình chiếu và giới thiệu với HS một số điện thoại thông minh sử dụng ứng dụng la bàn.

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 16.3 và trả lời câu hỏi: Xác định hướng từ tâm la bàn đến cái cây ở vị trí A.

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Ở Hình 16.3, B là vị trí của ngôi nhà. Hãy xác định hướng địa lí từ tâm la bàn đến B.

- GV lưu ý HS: Khi tìm hiểu hướng địa lí, không để các vật có tính chất từ gần là bàn.

- GV yêu cầu HS thực hành: Hãy sử dụng la bàn để tìm hướng cổng trưởng của em.

- GV chốt lại nội dung bài học:

+ Trái đất có từ trường.

+ Theo quy ước, cực từ Bắc của Trái đất ở gần cực Bắc của Trái đất.

+ La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng trên Trái đất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Tìm hiểu về la bàn

a. Cấu tạo la bàn

- Cấu tạo của la bàn:

+ Kim nam châm quay tự do trên trục quay.

+ Mặt chia độ được chia thành 360° có ghi bốn hướng: bắc kí hiệu N, đông kí hiệu E, nam kí hiệu S, tây kí hiệu W. Mặt hình tròn được gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm.

+ Vỏ kính loại kèm mặt kính nắp.

 

 

 

b. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí

- Xác định hướng từ tâm la bàn đến cái cây ở vị trí A:

+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.

+ Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.

+ Đọc chỉ số của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn đến điểm A.

+ Hướng từ tâm la bàn đến điểm A trùng với vạch 90° (hướng chính đông) à Hướng cần xác định là hướng chính đông.

CÁC TÀI LIỆU VẬT LÍ 8 CHẤT LƯỢNG:

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
  2. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  3. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  4. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu trả lời đặt trước đáp án đúng:

Câu 1. Theo quy ước, cực từ Bắc của Trái đất ở gần:

  1. Cực Nam của Trái đất.
  2. Cực Tây của Trái đất.
  3. Cực Bắc của Trái đất.
  4. Cực Đông của Trái đất.

Câu 2. 2 cực từ:

  1. Không trùng với 2 cực địa lí.
  2. Trùng với 2 cực địa lí.
  3. Cùng chiều với vị trí thật của chúng.
  4. Cả A, B, C đều sai.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

Câu 3. Dụng cụ giúp con người định hướng địa lí là:

  1. La bàn.
  2. Điện thoại thông minh có ứng dụng la bàn.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 4. Mặt chia độ của la bàn được chia thành:

  1. 90°.
  2. 180°.
  3. 360°.
  4. 100°.

Câu 5. Khi tìm hướng địa lí cần chú ý:

  1. Giữ la bàn nằm ngang trước mặt với hướng mũi tên di chuyển hướng ra xa.
  2. Xoay cơ thể cho đến khi đầu phía bắc của kim từ tính thẳng hàng với kim định hướng.
  3. Không để các vật có tính chất từ gần la bàn.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án C.

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Đáp án C.

Câu 4. Đáp án C.

Câu 5. Đáp án D.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, vận dụng, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Sử dụng la bàn để tìm hướng cổng nhà em.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án vật lí 7 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án vật lí 7, giáo án vật lí 7 cánh diều, giáo án lớp 7 cánh diều, giáo án cánh diều lý 7

Giáo án lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay