Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
BÀI 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC
- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ
- Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
- Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về chăn nuôi để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn sinh học:
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Giải thích những hiệ tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hằng ngày liên quan đến sinh học.
+ Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Tìm tòi, khám phá, đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi, đưa ra phán đoán, lập kế hoạch thực hiện, trình bày báo cáo và thảo luận…
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi:
+ Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu (hình 7.1) thuộc loại tế bào nhân sơ hay nhân thực ?
+ So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này?
- HS tiếp nhận nhiệm, trả lời câu hỏi:
+ Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ. Tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực.
+ So sánh: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản.
Tế bào bạch cầu có kích thước khá lớn, có nhân.
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới : Bài 1 – Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Hoạt động 1. Tìm hiểu tế bào nhân sơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu chung về tế bào nhân sơ Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh 7.2 shs, GV yêu cầu HS đọc sách, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Tế bào nhân sơ có kích thước như thế nào? Chúng thường có hình gì? + Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp trục trình chiếu hình ảnh 7.2 shs, GV yêu cầu HS đọc sách, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu tên các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ? + Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào? + Hãy chỉ ra tên các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò sau: · Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài. · Mang thông tin di truyền · Bộ máy tổng hợp protein Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | I. Tế bào nhân sơ *Tìm hiểu chung về tế bào nhân sơ - Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, trung bình khoảng 0,5 – 5,0 - Hình dạng: Hình cầu, hình que, hình xoắn. - Tế bào nhân sơ thuộc giới vi khuẩn.
*Cấu tạo tế bào nhân sơ - Cấu tạo rất đơn giản, không có nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng. - Tế bào nhân sơ gồm các thành phần: Thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân chứa phân tử ADN dạng vòng kép và ribosome. Nhiều tế bào có vỏ nhầy, plasmid, lông nhung và roi. - Vai trò của các thành phần: + Thành tế bào: Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài. + Tế bào chất: Bộ máy tổng hợp Protein. + Vùng nhân: Mang thông tin di truyền. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu tế bào nhân thực
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin sgk, quan sát hình ảnh thực hiện nhiệm vụ: + Tế bào nhân thực có kích thước và cấu tạo như thế nào? + Quan sát hình 7.2 và 7.3, nêu những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. + Quan sát hình 7.3 và lập bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật? + Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào? - GV giữ nguyên nhóm, tiếp tục yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng sau:
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và thảo luận - GV quan sát quá trình các nhóm thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - HS nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung thực hành. | II. Tế bào nhân thực - Tế bào nhân thực có kích thức trung bình khoảng 10 - 100 (kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ). - Tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng như ti thể, lưới nội chất, bộ máy lolgi... - Sự khác nhau của tế bào thực vật và tế bào động vật: + Tế bào động vật có trung thể, lysosome. + Tế bào thực vật có thành tế bào, lục lạp và không bào tập trung.
|
BẢNG SO SÁNH TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC
Đặc điểm | Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Kích thước | Nhỏ (0,5 – 5,0 ) | Lớn (10 – 100 ) |
Nhân | Không có nhân hoàn chỉnh | Có nhân hoàn chỉnh |
DNA | Dạng vòng | Dạng không vòng |
Bào quan | Không có màng | Có màng |
…. | … | … |
Hoạt động 3. Thực hành quan sát tế bào nhân sơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày các vật dụng cần có cho bài thực hành: mẫu vật (nước dưa chua, dịch sữa chua hoặc nước thịt luộc để nguội..), thuốc nhuộm fuchsin, nước cất, kính hiển vi, dầu soi kính, lam lính, kim mũi mác, đèn cồn, giấy thấm và đĩa đồng hồ. - GV lần lượt thực hiện các bước thực hành, vừa thực hành GV vừa nói để HS nắm rõ cách làm. (các bước thực hiện SGK) - GV tổ chức cho HS quan sát, yêu cầu HS báo cáo kết quả quan sát được theo mẫu: (cuối bài) - Sau khi hướng dẫn, cho HS quan sát qua kính hiển vi, GV cho HS quan sát thêm hình dạng vi khuẩn qua một số hình ảnh, video. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát quá trình GV thực hiện Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS quan sát vi khuẩn qua kính hiển vi, ghi lại kết quả quan sát được. - HS quan sát thêm hình ảnh, video về vi khuẩn. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. | III. Thực hành quan sát tế bào nhân sơ - HS thực hiện các bước và báo cáo kết quả theo nhóm. |
- GV trình chiếu câu hỏi, HS xung phong trả lời:
Câu 1: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây?
Câu 2. Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan
Câu 3. Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ
Câu 4. Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
Câu 5. Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong thực tế, người uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ngọt, chất béo… da có thể bị lên mụn (nhọt) nhiều ? Vận dụng kiến thức đã học em hãy giải thích hiện tượng trên ? Ngoài các tác hại trên, em hãy dự đoán còn có những tác hại nào cho cơ thể nữa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành và báo cáo kết quả vào tuần sau
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.
*Hướng dẫn về nhà:
- Ghi nhớ kiến thức vừa học.
- Hoàn thành bài tập sgk
- Tìm hiểu nội dung bài 2.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
KẾT QUẢ BÁO CÁO THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm: …………………………………………………………… Tên nhóm: ………………………………………………………………… 1. Mục đích thí nghiệm: …………………………………………………... 2. Chuẩn bị thí nghiệm: …………………………………………………... Mẫu vật:…………………………………………………………………… Dụng cụ hóa chất: ………………………………………………………… 3. Các bước tiến hành: ……………………………………………………. 4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:………………………………………. 5. Kết luận: ……………………………………………………………….. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác