Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
BÀI 2. THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ
Học xong bài này, HS có thể:
- Trình bày được thành phần của nguyên tử
- So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử.
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn hóa học:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (Kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc phân tử các chất, liên kết hóa học…)
+ Năng lực tính toán: Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chiếu hình ảnh mô phỏng mô hình nguyên tử:
- GV đặt vấn đề: Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử và cập nhật chúng thông qua việc thu thập những dữ liệu thực nghiệm. Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì ? Chúng ta cùng đến với Bài 2. Thành phần của nguyên tử.
Hoạt động 1. Số oxi hóa
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nhắc lại cho HS biết về lịch sử của nguyên tử từ các thông tin có sẵn trong sgk. - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, trả lời câu hỏi: Cho biết các thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào?
- GV trình bày: Từ kiến thức hóa học lớp 8, các em đã biết được rằng, nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Thành phần nguyên tử gồm có lớp vỏ electron và hạt nhân gồm proton và neutron. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 1. Thành phần cấu tạo nguyên tử - Nguyên tử gồm: + Hạt nhân chứa proton, neutron + Vỏ nguyên tử chứa electron.
|
Hoạt động 2. Sự tìm ra electron
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu một số khái niệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, hướng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm (hoặc làm thí nghiệm) hình 2.2 của Thomson và đặt câu hỏi: + Em hãy cho biết vai trò của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở hình 2.2 + Quan sát hình 2.2, giải thích vì sao tia âm cực bị hút về cực dương của trường điện. + Nết đặt một chong chóng nhẹ trên đường đi của tia âm cực thì chong chóng sẽ quay. Từ hiện tương đó, hãy nêu kết luận về tính chất của tia âm cực? - Sau khi HS trả lời, GV chiếu video về thí nghiệm Thomson cho cả lớp cùng quan sát, đối chiếu kết quả HS đã trả lời trước đó. (https://www.youtube.com/watch?v=QaZ9SE_tNzU) - Sau khi kết luận nội dung bài học, GV cho HS đọc thông tin phần mở rộng để tìm hiểu về thí nghiệm giọt dầu của Millakan. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV phân tích và hướng dẫn vấn đề HS còn chưa nắm được. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 2. Sự tìm ra electron * Trả lời: - Màn huỳnh quang dùng để hứng các tia phát ra từ cực âm - Tia âm cực tích điện âm nên bị hút về cực dương của trường điện - Tia âm cực là một loại hạt có khối lượng và truyền theo đường thẳng. *Kết luận: - Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm, được gọi là electron (kí hiệu là e) - Hạt electron có: + Điện tích: x + Khối lượng: = 9,11 x g - Người ta chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn 1,602 x nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điệ tích của electron được quy ước là -1. |
Hoạt động 3. Sự khám phá hạt nhân nguyên tử
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu qua về thí nghiệm của Rutherford. - GV trình chiếu video cho HS quan sát: (https://www.youtube.com/watch?v=CaeZ3MLzY2E) - Sau khi xem xong video, GV lần lượt đặt câu hỏi: + Quan sát thí nghiệm cho biết, các hạt có đường đi như thế nào? Giải thích? - GV chiếu hình ảnh kết quả thí nghiệm và đặt câu hỏi: + Ở hình 2.4, kết quả thí nghiệm khám phá hạt ngân nguyên tử của Rutherford, nguyên tử oxygen có 8 electron. Vậy em hãy cho biết hạt nhân của nguyên tử này có điện tích là bao nhiêu? + Theo em, điện tích của hạt nhận nguyên tử do thành phần nào quyết định. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa số đơn vị diện tích hạt nhân và số proton? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV phân tích và hướng dẫn vấn đề HS còn chưa nắm được. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 3. Sự khám phá hạt nhân nguyên tử *Trả lời: - Các hạt alpha hầu hết đều xuyên thẳng qua lá vàng. Do nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử nên các hạt alpha có thể đi xuyên qua. - Nguyên tử oxygen có 8 electron nên hạt nhân của nguyên tử này có điện tích là 8 - Điện tích của hạt nhân nguyên tử do proton quyết định => Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton *Kết luận: - Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. - Nguyên tử trung hoa về điện: số đơn vị điện tích dương của hat nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử. |
Hoạt động 4. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 4, trả lời câu hỏi: + Hạt nhân gồm có những loại hạt nào? Các loại hạt đó mang điện tích gì? (proton (+1) và neutron (ko mang điện)). + Nguyên tử natri (sodium) có điện tích hạt nhân là +11. Cho biết số proton và số electron trong nguyên tử này? (bằng 11) + Em hãy rút ra kết luận về khối lượng của proton và neutron?(gần bằng nhau) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin sgk, trao đổi, thảo luận - GV quan sát quá trình HS thực hiện Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung luyện tập. | 4. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử - Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton và neutron · Proton mang điện tích dương (+1) · Neutron không mang điện - Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau. |
Hoạt động 5. Kích thước và khối lượng nguyên tử
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. So sánh kích thước nguyên tử và hạt nhân nguyên tử Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 5, trả lời câu hỏi: + Quan sat hình 2.6, hãy lập tỉ lệ giữa đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân của nguyên tử carbon. Từ đó, rút ra nhận xét. + Để biểu thị kích thước nguyên tử sử dụng đơn vị nào? - GV kết luận, yêu cầu HS đọc và tìm hiểu thông tin mở rộng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin sgk, trao đổi, thảo luận - GV quan sát quá trình HS thực hiện Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung luyện tập.
*Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu khối lượng của nguyên tử Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu bảng tính chất của các loại hạt cơ bản trong nguyên tử, giải thích và phân tích cho HS hiểu.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: + Dựa vào bảng trên, hãy lập tỉ lệ khối lượng của một proton với khối lượng của một electron. Kết quả này nói lên điều gì? + Nguyên tử oxygen -16 có 8 proton 8 neutron và 8 electron. Tính khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam và amu. - GV kết luận, yêu cầu HS đọc và tìm hiểu thông tin mở rộng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi, thảo luận, GV quan sát quá trình HS thực hiện. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - GV tổng kết kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. | 5. Kích thước và khối lượng nguyên tử a. So sánh kích thước nguyên tử và hạt nhân nguyên tử *Trả lời: - Tỉ lệ: đường kính nguyên tử : đường kính hạt nhân = : = - Nhận xét: đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10000 lần. *Kết luận: Nếu xem nguyên tử như một quả cầu, trong đó các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân thì nguyên tử đó có đường kính khoảng m và đường kính hạt nhân khoảng m. Như vậy, đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10 000 lần.
b. Tìm hiểu khối lượng của nguyên tử *Trả lời: - Tỉ lệ: khối lượng proton / khối lượng electron = 1840 (lần) => Kết quả này cho thấy khối lượng của các hạt electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron, do đó khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng của hạt nhân. *Kết luận: Khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân do khối lượng của các electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron. |
- GV trình chiếu câu hỏi:
Câu 1. Hãy cho biết dữ kiện nào trong thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 2. Thông tin nào sau đây không đúng?
Câu 3. Mỗi phát biểu dưới đây mô tả loại hạt nào trong nguyên tử?
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời:
C1. Dữ kiện: hầu hết các hạt alpha đều xuyên thẳng qua lá vàng điều đó chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng nên các hạt alpha có thể đi xuyên qua lá vàng.
C2. Chọn đáp án B. Vì electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử và có khối lượng sấp xỉ bằng 0,00055 amu
C3. a) Hạt proton b) Hạt neutron c) Hạt electron
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 4 sgk:
Câu 4. a) Cho biết 1g electron có bao nhiêu hạt ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành và báo cáo kết quả:
1 : 9,11 : 10-28 = 1,098 x 1027 (hạt)
Do đó 1 mol electron có khối lượng là:
6,022 x 1023 x 9,11 x 10-28 = 5,486 x 10-4 (g)
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.
*Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học.
- Hoàn thành bài tập sgk
- Tìm hiểu nội dung bài 3.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác