Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn sinh học lớp 10 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO (8 tiết)

Sau chương này, HS sẽ:

  • Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.
  • Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực: thành tế bào, các bào quan,…
  • Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào.
  • Lập được bảng so sánh giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
  • Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. Giải thích được ý nghĩa của sự giống và khác nhau giữa hai loại tế bào đó.
  • Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.
  • Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào nhân sơ (tế bào vi khuẩn).
  • Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng,…) và quan sát nhân.

BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
  • Nắm được các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
  • Hiểu được tế bào nhân sơ sinh trưởng, phát triển nhanh, thích nghi với nhiều loại môi trường.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực tự học: phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được; tự trả lời được các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm.
  • Năng lực nhận thức sinh học: phát triển được kĩ năng trình bày mối quan hệ phù hợp cấu tạo và chức năng của các thành phần tế bào nhân sơ.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: phát triển năng lực tư duy logic và nghiên cứu khoa học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS đưa ra các ý kiến.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe tình huống, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra hướng xử lí tình huống: Hiện nay, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm ở con người do vi khuẩn gây nên. Nếu em là bác sĩ, trước khi kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân điều trị bệnh, em phải làm gì để có đơn thuốc phù hợp giúp bệnh nhân khỏi bệnh? Tại sao việc dùng kháng sinh lại có thể chữa khỏi được bệnh? Nếu bệnh nhân không khỏi bệnh, thậm chí bệnh còn nặng hơn, thì em sẽ giải thích và xử lí như thế nào?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học: Câu trả lời chính xác cho vấn đề được đặt ra ở trên sẽ có trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 7 – Tế bào nhân sơ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

SOẠN GIÁO ÁN SINH HỌC 10 KNTT CHUẨN:

Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1 – Kích thước của một số loại tế bào và cấp độ dưới tế bào SGK tr.44.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin mục 1 SGK tr.44 và trả lời câu hỏi: Nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Vì sao tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Loại vi khuẩn A có kích thước trung bình là 1 µm, loại vi khuẩn B có kích thước trung bình là 5 µm. Theo lí thuyết, loại nào sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn? Giải thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

- Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:

+ Hình dạng: phổ biến nhất là hình cầu, hình que, hình xoắn. 

+ Kích thước: rất nhỏ, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Tế bào nhân sơ điển hỉnh có kích thước dao động từ 1 µm đến 5 µm, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

+ Đặc điểm sinh trưởng: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế cho tế bào nhân sơ: Tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh nên chúng là loại sinh vật thích nghi nhất trên Trái đất.

+ Cấu tạo tế bào: Tế bào nhân sơ có nhân chưa hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất, chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.

- Tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ vì tế bào chua có mành nhân bao bọc vật chất di truyền. Vật chất di truyền cũng chỉ đơn giản là một phần từ DNA trần, không liên kết với histron.

- Vận dụng nguyên lí kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất nhanh, nhờ có tốc độ chuyển hóa vật chất và  năng lượng nhanh à loại vi khuẩn A có tốc tốc độ sinh trưởng nhanh hơn.

SOẠN GIÁO ÁN SINH HỌC 11 KNTT NĂM HỌC MỚI:

Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào nhân sơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 7.2 – Cấu tạo tế bào nhân sơ điển hình SGK tr.45 và giới thiệu kiến thức: Hầu hết là các tế bào nhân sơ đều là những sinh vật đơn bào. Đa số chúng là vi khuẩn và Archaea.

 

- GV chia HS thành 5 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục II tr.45, 46, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn.

+ Nhóm 2: Nêu cấu tạo, chức năng của thành tế bào và màng tế bào ở tế bào nhân sơ.

+ Nhóm 3: Tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ có cấu trúc và chức năng như thế nào?

+ Nhóm 4: Tại sao gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào?

+ Nhóm 5: Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Khoa học và đời sống – Một số cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn SGK tr.47 để biết được:

+ Các loại thuốc kháng sinh có tác động ngăn cản quá trình tổng hợp thành tế bào, ức chế enzyme hay tác động vào ribosome để ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.

+ Vi khuẩn có thể kháng lại thuốc kháng sinh bằng nhiều cách khác nhau : bơm thuốc ra khỏi tế bào, giảm độ thẩm thấu của thuốc vào trong tế bào, biến đổi phân tử đích của thuốc,….

 

 

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm 2 bài tập liên quan đến nội dung Một số cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn tại nhà và báo cáo kết quả vào tiết học sau:

+ Bài tập 1: Barbara (Bảo Thư) là một sinh viên đại học 19 tuổi, sống trong kí túc xá. Vào tháng 1, cô có triệu chứng đau họng, nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho ngày càng tăng và đau nhức trong nhiều ngày. Barbara nghi ngờ rằng mình bị cúm. Cô đến khám tại trung tâm y tế của trường. Bác sĩ nói các triệu chứng của cô có thể do một loạt các bệnh như cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao. Phim chụp X-quang cho thấy có chất nhầy trong phổi trái. Sau khi chuẩn đoán Barbara bị viêm phổi, bác sĩ cho cô điều trị amoxicillin – một kháng sinh thuộc nhóm β – lactam giống penicillin. Hơn một tuần sau, mặc dù tuân theo đầy đủ chỉ dẫn, Barbara vẫn cảm thấy yếu và không hoàn toàn khỏe mạnh. Theo tìm hiểu, cô biết rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây viêm phổi. Amoxicillin tác động lên thành peptidoglycan của tế bào vi khuẩn.

a. Theo em, bác sĩ sẽ có kết luận gì về tác nhân gây bệnh của Barbara, khi biết việc sử dụng amoxicillin trong điều trị bệnh của cô không hiệu quả?

b. Theo em, hướng tiếp cận chữa trị nào mà bác sĩ sẽ thực hiện để điều trị cho Barbara khi biết nguyên nhân là do một chủng vi khuẩn gây bệnh.

+ Bài tập 2: Nếu dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở người thì nên chọn loại thuốc có cơ chế tác động vào bộ phận nào của tế bào vi khuẩn để ít gây ảnh hưởng đến tế bào người nhất. Vì sao?

- GV chốt lại nội dung kiến thức bài học:

+ Tế bào nhân sơ có đặc điểm chung là kích thước nhỏ, chưa có màng nhân, trong tế bào chất chỉ có robosome, không có các bào quan có màng bọc.

+ Tế bào nhân sơ được cấu tạo từ các thành phần chính là thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân. Một số tế bào có thêm các thành phần như lông, roi và màng ngoài.

+ Tế bào nhân sơ sinh trưởng, phát triển nhanh, thích nghi với nhiều loại môi trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh,vthảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Cấu tạo tế bào nhân sơ

a. Lông, roi và màng ngoài

- Lông và roi là những cấu trúc dạng sợi dài, nhô ra khỏi màng và thành tế bào.

- Lông ngắn và có số lượng ít hơn roi. Chức năng chính của roi là là cơ quan vận động của tế bào. Lông có nhiệm vụ giúp tế bào bám dính vào vật chủ hoặc giúp tế bào tiếp hợp với nhau.

- Ở một số loại vi khuẩn, thành tế bào được bao phủ bởi một lớp màng ngoài có cấu tạo chủ yếu từ lipopoplysaccharide. Màng ngoài của một số vi khuẩn gây bệnh giúp bảo vệ chúng tránh khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu.

b. Thành tế bào và màng tế bào

- Thành tế bào cấu tạo từ hợp chất peptidoglycan có tác dụng giúp ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.

- Màng cấu tạo được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phos-pholipid và protein. Màng tế bào có chức năng trao đổi chất có chọn lọc, chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào; phân chia tế bào.

c. Tế bào chất

- Tế bào chất gồm có bào tương chứa nước, các hạt dự trữ, các chất vô cơ và hữu cơ, nhiều ribosome (tổng hợp protein) và một số phân tử DNA mạch vòng, kép kích thước nhỏ gọi là plasmid (được sử dụng là vecto chuyển gene trong kĩ thuật chuyển gene).

- Chức năng của tế bào chất là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

d. Vùng nhân

- Vùng nhân gồm một phần tử DNA mạch vòng, kép, kích thước lớn hơn plasmid, là vật chất di truyền của vi khuẩn.

- Gọi là vùng nhân vì tế bào chưa có nhân chính thức, chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền ngăn cách với tế bào chất.

- DNA vùng nhân chỉ có một phân tử, có kích thước lớn hơn và là vật chất di truyền của tế bào, còn DNA plasmid gồm nhiều phân tử, có kích thước nhỏ hơn, chứa thông tin di truyền quy định một số đặc tính của vi khuẩn như kháng thuốc. DNA plasmid được sử dụng là vecto chuyển gene trong kĩ thuật di truyền.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng lí thuyết.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho 1 HS: Trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK tr.47.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Thành phần

Cấu trúc

Chức năng

Thành tế bào

cấu tạo từ hợp chất peptidoglycan

Giúp ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Màng tế bào

cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phos-pholipid và protein.

Trao đổi chất có chọn lọc, chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào; phân chia tế bào.

 

Tế bào chất

Gồm có bào tương chứa nước, các hạt dự trữ, các chất vô cơ và hữu cơ, nhiều ribosome (tổng hợp protein) và một số phân tử DNA mạch vòng, kép kích thước nhỏ gọi là plasmid (được sử dụng là vecto chuyển gene trong kĩ thuật chuyển gene).

 

Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

 

Vùng nhân

- Vùng nhân gồm một phần tử DNA mạch vòng, kép, kích thước lớn hơn plasmid.

Là vật chất di truyền của vi khuẩn.

 

- GV giao nhiệm vụ 2 cho HS: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tế bào lục lạp có kích thước:

  1. 1 µm.
  2. 10 µm.
  3. 100 µm.
  4. 1 mm.

Câu 2. So với tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ:

  1. Chưa có nhân hoàn chỉnh.
  2. Chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào.
  3. Chưa có hệ thống nội màng.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Cấu tạo từ bó sợi protein, là cơ quan vận động của tế bào là thành phần:

  1. Lông.
  2. Thành tế bào.
  3. Roi.
  4. Vùng nhân.

Câu 4. Nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào là:

  1. Vùng nhân.
  2. Tế bào chất.
  3. Thành tế bào.
  4. Màng tế bào.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

Câu 5. Ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh là:

  1. Thành tế bào.
  2. Màng ngoài.
  3. Tế bào chất.
  4. Vùng nhân.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án A.

Câu 2. Đáp án D.

Câu 3. Đáp án C.

Câu 4. Đáp án B.

Câu 5. Đáp án A.  

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng vận dụng, liên hệ
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ vận dụng, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 2, 3 phần Vận dụng SGK tr.47.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 2:

Đặc điểm cấu trúc tế bào vi khuẩn: Plasmid được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác.

Câu 3:

Dựa vào cấu trúc thành tế bào người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr, Gr+. Điều này giúp xác định đúng loại kháng sinh phù hợp để diệt khuẩn, nâng cao hiệu quả chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 10, giáo án sinh học 10 kết nối, giáo án sinh học 10 sách mới kntt, giáo án sách kết nối 10 sinh học

Giáo án lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay