Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều

Dưới đây là giáo án tăng cường buổi 2 hay còn gọi là giáo án dạy thêm của môn ngữ văn lớp 7 bộ sách " Cánh diều" , soạn theo mẫu giáo án 5512 đầy đủ cả năm. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều
Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều
Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều
Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều
Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều
Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều
Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều
Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

ÔN TẬP VĂN BẢN “NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng mà các em đã được học thông qua các hệ thông câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.

- Thành tựu về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản.

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Biết qúy trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người: dũng cảm, chất phác, thật thà, sẵn sàng giúp đỡ mọi người,…

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- Gv đặt câu hỏi : Rừng U Minh đã gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược nào? Nêu những hiểu biết của em về rừng U Minh?

- Hs suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)

- GV đặt vấn đề: Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về một người đàn ông sống cô độc, không sợ sự nguy hiểm của thú dữ giữa rừng U Minh. Để nắm rõ hơn về nội dung của bài học, ta sẽ cùng nhau ôn tập về truyện đó.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về truyện.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ     

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Bố cục chia làm mấy phần, đó là những phần nào?

+ Nêu xuất xứ, bối cảnh và nhân vật trong văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS hoạt động nhóm cũ, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Chỉ ra trong văn bản các chi tiết nói đến thiên nhiên Nam Bộ và nêu nhận xét về thiên nhiên Nam Bộ.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tính cách của con người Nam Bộ và nhân vật ông Võ Tòng.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tính cách của nhân vật ông Hai và An.

+ Nhóm 4: Nghệ thuật và nội dung của bài học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Đoàn Giỏi (1925 – 1989), quê ở Tiền Giang.

- Là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

- Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và những con người ở Nam Bộ.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

- Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng nằm trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

b. Bối cảnh:

- Bối cảnh chung: kháng chiến chống Pháp.

- Bối cảnh riêng: ban đêm ở lều của chú Võ Tòng trong rừng U Minh – nơi diễn ra cuộc nói chuyện, bàn bạc của ông Hai và chú Võ Tòng về chuyện đánh giặc.

c. Nhân vật:

Nhân vật chính: Võ Tòng.

d. Ngôi kể:

- Ngôi thứ nhất – nhân vật An.

- Ngôi thứ ba – tác giả.

b. Bố cục:

- Đoạn 1: An tỉnh giấc và đi lên lều của chú Võ Tòng.

- Đoạn 2: Chú Võ Tòng trong cái nhìn của An.

- Đoạn 3: Tiểu sử của Võ Tòng.

- Đoạn 4 + 5: Cuộc bàn chuyện giữa chú Võ Tòng và ông Hai (tía nuôi của An).

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG”

1. Thiên nhiên Nam Bộ

- Sông nước (xuồng).

- Rừng: hoang sơ: (nhiều thú dữ;  nai, heo rừng be bé (An dặn chú Võ Tòng đem cho) và chim (tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những cây xung quanh lều).

àTrù phú và hoang sơ.

2. Con người Nam Bộ

a. Con người Nam Bộ

-  Đi xuồng (tía nuôi và An)

-  Sống giữa rừng (chú Võ Tòng)

à Sống hòa mình với thiên nhiên.

b. Nhân vật Võ Tòng

Đặc điểm tính cách của nhân vật Võ Tòng được thể hiện qua lời kể của dân làng, qua cách ăn mặc, hành động thái độ của chú:

- Ngoại hình: cởi trần, mặc chiếc quần ka ki, hàng sẹo khủng khiếp từ thái dương xuống cổ.

- Ngôn ngữ:

+ Nói với ông Hai: nghiêm túc, thẳng thắn.

+ Nói với An: trêu đùa, vui vẻ, chắc chắn.

- Cử chỉ, hành động, lối sống: Chất phác, thật thà, tốt bụng, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.

- Suy nghĩ: Khẳng khái, chính trực, tốt bụng, thật thà, chất phác, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.

à Chú Võ Tòng là một người nông dân cao lớn, chất phác. Chú rất hào sảng và dễ mến, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nề hà khó khăn nặng nhọc.

c. Nhân vật Ông Hai

-  Sống tình cảm: thương An, nhận An làm con nuôi; để cho An ngủ đã giấc trên xuồng; đỡ lời cho má An.

- Gan dạ: bàn với Võ Tòng chuyện giết giặc Pháp.

d. Nhân vật An

- Biết quan sát, cảm nhận: nhìn và nhận xét được về chú Võ Tòng.

- Gan dạ: bị con vượn bạc dọa nhưng vẫn không sợ mà đi lên lều của chú Võ Tòng, thản nhiên ăn khô nai.

III. TỔNG KẾT

*Nội dung

- Đoạn trích đã thành công thể hiện được tính cách của cương trực, thẳng thắn, gan dạ của người Nam Bộ.

*Nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

- Sử dụng đa dạng ngôi kể để câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, nhiều chiều.

- Sử dụng từ ngữ địa phương, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả.

 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  2. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  3. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mỡ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. Tôi bước ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu “Ché..ét. ché..ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói: “Thằng bé của anh nó lên đấy!”

-         Vào đây, An! – Tía nuôi tôi gọi.

Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gốc cây. Trước mắt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi và một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên canhh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau...

(Sách Ngữ văn 7, tập 1 – Cánh diều)

1.     Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

2.     Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn.

3.     Nhân vật “tôi” và “tía nuôi” trong đoạn trích trên là những ai?

4.     Chi tiết nào cho em thấy cảm giác về một bối cảnh hoang vắng rợn ngợp?

5.     Qua đoạn trích, theo em con người Nam Bộ có cuộc sống như thế nào?

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

  1. Đoạn văn được trích trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.
  2. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
  3. Nhân vật “tôi”: An

    Nhân vật “tía nuôi”: ông Hai

  1. Chi tiết cho em thấy cảm giác về một bối cảnh hoang vắng rợn ngợp: Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má (ché..ét..ché....ét; ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhẹ răng dọa).
  2. Con người Nam Bộ có cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, giữa cảnh núi rừng và sông nước, đã được thể hiện qua các chi tiết: Tía nuôi và An dùng xuồng để làm phương tiện di chuyển và chú Võ Tòng sống trong túp lều giữa rừng vắng hoang vu.

*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG

...

-         Ngồi xuống đây, chú em!

Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần ka ki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu cái túi). Bên hông, chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời mà nuôi tôi đã tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ!

Tôi không sợ chú Võ Tòng như cái đêm đã gặp chú lần đầu tiên ở bờ sông, mà lại còn có đôi chút cảm tính xen lẫn ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy. Tía nuôi ngó tôi, cười cười nhấc cái tẩu thuốc lá ở miệng ra.

-         Ngủ đẫy giấc rồi à! Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. Thôi, đã dậy rồi thì ngồi đây chơi!

-         Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em. Cho đỡ buồn miệng mà! – Chú Võ Tòng nhặt trong lửa ra một thỏi khô nướng to nhất đặt vào tay tôi.

(Sách Ngữ văn 7, tập 1 – Cánh diều)

1.     Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

2.     Nhan đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì?

3.     Em hãy tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Võ Tòng thông qua cách ăn mặc và tiếp khách của chú? Những chi tiết đó đã gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng?

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

  1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất.
  2. Nhan đề văn bản gợi cho em về một người đàn ông cô đơn, sống một mình giữa một khu rừng mênh mông, hoang dã.
  3. Những chi tiết miêu tả nhân vật Võ Tòng thông qua cách ăn mặc và tiếp khách của chú:
  • Cởi trần, mặc chiếc quần ka ki còn mới nhưng đã lâu không giặt.
  • Bên hông, đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt.
  • Khi nói với An: trêu đùa, vui vẻ.
  • Lấy miếng khô nai to nhất cho An nhai đỡ buồn miệng.

 ð Những chi tiết gợi lên ấn tượng về chú Võ Tòng là một người đàn ông cô độc, từng trải. Cách tiếp khách của chú cho thấy chú là một người chất phác, hào sảng, trọng tình trọng nghĩa.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Thông qua văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về con người Nam Bộ.

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Trong truyện ngắn Người đàn ông cô độc giữa rừng, qua những nhân vật cụ thể như Võ Tòng, Ông Hai và An đã gợi cho người đọc như em những cảm nhận chân thực về chân dung tính cách, phong cảnh và lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Với ngôn ngữ được sử dụng đậm chất địa phương đậm sắc Nam Bộ như: tía, nhà việc, khám, qua,...truyện đã giúp em hiểu rõ hơn về con người nơi đây. Người Nam bộ thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng chất phác, thật thà, dễ mến. Bên cảnh đó, nếp sinh hoạt của họ cũng khá cởi mở, phóng khoáng. Họ đối đãi nhau bằng tình cảm hào sảng, gần gũi. Qua đây, ta thấy được con người Nam Bộ có lối sống ân nghĩa giữa người với người, và thiên nhiên hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.

- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập.

- GV kết luận, đánh giá.

Giáo án tăng cường buổi 2 ngữ văn 7 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án dạy thêm văn 7 sách mới, giáo án dạy thêm cánh diều văn 7, giáo án văn 7 dạy thêm cv 5512 sách mới, giáo án dạy thêm 5512 văn 7 sách cánh diều

Giáo án lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay