A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Mạc Đĩnh Chi được sinh ra ở đâu?
- Lũng Động.
- Kinh thành.
- Nam Kinh.
- Bắc Kì.
Câu 2: Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?
- Ngốc nghếch, khù khờ.
- Chậm chạp, dễ bị lừa.
- Thông minh, chăm chỉ, có tài ứng đối mau lẹ.
- Dũng cảm, gan dạ, có tài võ nghệ.
Câu 3: Năm đó, Mạc Đĩnh Chi về kinh dự thi và kết quả như nào?
- Đứng hạng bét.
- Trượt khoa thi.
- Đỗ đầu.
- Đứng thứ hai.
Câu 4: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào?
- Ra những câu hỏi cần phải vận dụng sự sáng tạo.
- Ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.
- Ướm hỏi ông về việc triều chính.
- Bảo ông viết luận về văn võ.
Câu 5: Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt?
- Trả lời lưu loát những câu hỏi của vua.
- Tâu vua xin được trả lời bằng giấy bút.
- Trả lời ấp úng do run sợ uy quyền của vua.
- Tâu vua xin được trả lời bằng một bức tranh.
Câu 6: Mạc Đĩnh Chi dâng vua một bài phú có nhan đề là gì?
- Bông sen trong sạch.
- Bông tuyết trắng.
- Bông sen trong giếng ngọc.
- Hoa nở giữa tháng tám.
Câu 7: Bài phú thể hiện điều gì về Mạc Đĩnh Chi?
- Tỏ rõ chí hướng và tài năng của ông.
- Tỏ rõ sự sắc sảo của ông trong việc giải quyết vấn đề.
- Tỏ rõ tấm lòng nhân ái của ông.
- Tỏ rõ tấm lòng hiếu thảo của ông.
Câu 8: Phú trong bài đọc có nghĩa là gì?
- Bài thi của thí sinh.
- Một thể văn cổ, có vần.
- Một thể văn thơ cổ điển.
- Một thể văn thi hương ngày xưa.
Câu 9: Bài phú của Mạc Đĩnh Chi như nào?
- Hay, phô bày vẻ đẹp, hương thơm của bông sen trong giếng nước. Nhờ bông hoa mà giếng trở thành giếng quý.
- Thô thiển, không có gì đặc sắc.
- Không có hình ảnh nào nổi bật, không làm rõ được ý muốn biểu đạt.
- Bình thường, không có gì nổi trội.
Câu 10: Xem xong bài phú của Mạc Đĩnh Chi, vua Trần Anh Tông có quyết định gì?
- Cho Mạc Đĩnh Chi về quê làm quan.
- Hủy bỏ kết quả thi của Mạc Đĩnh Chi.
- Chọn Mạc Đĩnh Chi làm trạng nguyên của khoa thi ấy.
- Chọn Mạc Đĩnh Chi làm thầy giáo dạy văn trong triều.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao khi Mạc Đĩnh Chi vào chầu, nhà vua muốn thử tài ông một lần nữa?
- Vì nhà vua không tin tưởng vào kết quả kì thi.
- Vì dung mạo của ông không được đẹp.
- Vì nhà vua muốn xem thực lực của ông tới đâu.
- Vì nhà vua muốn ông phô bày ra tất cả tài năng của mình.
Câu 2: Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?
- Nhờ vào tài năng thiên phú của ông.
- Nhờ vào sự chăm chỉ học tập của ông.
- Nhờ vào lòng yêu nước, thương dân của ông.
- Nhờ vào sự dũng cảm của ông.
Câu 3: Bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” nói lên điều gì về Mạc Đĩnh Chi?
- Suy nghĩ của ông về đất nước.
- Chí hướng cao đẹp và lí tưởng sống của ông.
- Suy nghĩ của ông về cuộc đời.
- Bàn luận về việc làm quan trong triều của ông.
Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?
- Cuộc trò chuyện của nhà vua với Mạc Đĩnh Chi.
- Buổi thử tài nhà vua dành cho Mạc Đĩnh Chi.
- Kể về quá trình học tập để lên làm quan của Mạc Đĩnh Chi.
- Ca ngợi tài năng, nêu cao gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi.
Câu 5: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật Mạc Đĩnh Chi?
- Ông là người thông minh, chăm chỉ.
- Ông là người có đức, có tài lại hết lòng vì đất nước nên luôn được nể trọng và ngưỡng mộ.
- Ông có ý chí và nghị lực mạnh mẽ.
- Tất cả các ý trên.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện trên để lại cho em bài học gì?
- Bài học về sự cố gắng trong học tập và rèn luyện.
- Bài học về sự mạnh mẽ và quyết đoán.
- Bài học về sự tự tin.
- Bài học về sự dũng cảm đương đầu với khó khăn.
Câu 2: Chỉ ra danh từ riêng trong câu dưới đây?
Chữ Mạc Đĩnh Chi rất đẹp.
- Chữ.
- Mạc Đĩnh Chi.
- Rất.
- Đẹp.
Câu 3: Câu dưới đây có mấy tính từ?
Cậu bé càng lớn càng thông minh, lại rất chăm chỉ học hành và có tài ứng đối mau lẹ.
- 1 từ.
- 2 từ.
- 3 từ.
- 4 từ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào cũng kể câu chuyện về một tấm gương hiếu học?
- Bức tường có nhiều phép lạ.
- Văn hay chữ tốt.
- Về thăm bà.
- Thân thương xứ Vàm.
Câu 2: Dưới đây đâu là tên một vị danh nhân của dân tộc Việt Nam?
- Nguyễn Trãi.
- Kim Đồng.
- Yết Kiêu.
- Võ Thị Sáu.