Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 3: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 3 phần.
  3. 2 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Các bước làm bài văn thuật lại một sự việc?

  1. Giới thiệu sự việc Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  2. Kể về sự việc Sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.
  3. Giới thiệu về sự việc Thuật lại các sự việc theo trình tự nhất định Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
  4. Giới thiệu hoạt động, sự việc Trao đổi, thảo luận Thuật lại sự việc.

Câu 3: Phần đầu của bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Nêu tên bài viết.
  2. Nêu cảm xúc của bản thân về sự việc.
  3. Trình bày nội dung sự việc. 
  4. Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

Câu 4: Phần thân bài của bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Thuật lại các hoạt động theo ý thích cá nhân.
  2. Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  3. Trình bày nội dung các hoạt động.
  4. Nêu kết quả sự việc.

Câu 5: Sau khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc cần làm gì?

  1. Gửi bài viết nhờ bạn xem hộ.
  2. Đọc lại một lần tìm lỗi sai chính tả trong bài viết.
  3. Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
  4. Không có đáp án nào đúng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Với đề bài: “Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.” cần làm gì ở phần thân bài?

  1. Thuật lại các hoạt động trải nghiệm đã tham chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  2. Liệt kê các việc đã làm.
  3. Sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí.
  4. Cả ba đáp án trên.

Câu 2: Khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc, cần phải đọc soát lại điều gì?

  1. Trình tự sắp xếp các việc.
  2. Dùng từ, đặt câu.
  3. Chính tả, chữ viết.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ý nào sau đây có thể nằm ở phần thân bài của bài văn thuật lại một sự việc?

  1. Giới thiệu các hoạt động, sự việc đã tham gia.
  2. Mỗi hoạt động tham gia cần nêu cụ thể địa điểm, thời gian tham gia.
  3. Nêu kết quả của hoạt động tham gia.
  4. A, B đều đúng.

Câu 4: Phần kết bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia có thể bao gồm ý nào dưới đây?

  1. Cảm nghĩ của bản thân về hoạt động trải nghiệm.
  2. Kể lại hoạt động trải nghiệm.
  3. Nêu tên các hoạt động đã tham gia.
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Phần cuối của bài văn thuật lại một sự việc là gì?

  1. Trình bày quá trình diễn ra sự việc.
  2. Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự việc đó.
  3. Giới thiệu sự việc.
  4. Thuật lại các sự việc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 3.

Sáng mồng 5 tháng 9, trường em chính thức tổ chức Lễ khai giảng để bắt đầu một năm học mới.

Từ trước đó một tuần, mọi người đã rục rịch chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa này rồi. Chúng em đến trường, cùng nhau dọn vệ sinh lớp học, nhận sách vở và áo quần đồng phục để chờ đến ngày khai giảng. Chúng em còn cùng nhau tập dượt cho buổi lễ khai giảng nữa.

Và rồi, trong sự mong chờ ngóng đợi của em cùng các bạn, ngày diễn ra lễ khai giảng đã đến. Từ 7h chúng em đã có mặt đông đủ để chuyện trò cùng nhau. Sân trường hôm nay khác lạ lắm. Những chiếc cờ và bóng bay được treo khắp nơi. Các thầy cô đều mặc áo dài và vest thật đẹp. Rất nhiều các thầy cô giáo cũ, các anh chị cựu học sinh, các cô chú phụ huynh cũng đến để tham gia buổi lễ. Bầu không khí hân hoan, rộn ràng náo nhiệt lạ lùng.

Đúng 8h, buổi lễ chính thức bắt đầu. Tiếng hát Quốc ca, Đội ca của tất cả mọi người đều vang lên. Xong xuôi, chúng em ổn định vị trí để bắt đầu phần tiếp theo. Đó là các lời phát biểu của thầy cô, anh chị về cảm xúc trong ngày tựu trường và những mong muốn, mục tiêu cho năm học mới. Giữa các phần phát biểu là các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do các thầy cô và các anh chị biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và hấp dẫn, khiến mọi người vỗ tay không ngớt. Cuối buổi lễ, chính là phần tuyên bố bắt đầu năm học mới và tiếng trống khai trường của thầy hiệu trưởng.

Kết thúc buổi lễ, chúng em trở về lớp để nhận thời khóa biểu rồi mới trở về nhà. Bạn nào cũng vui vẻ và phấn khởi. Lễ khai giảng thực sự là một sự kiện trọng đại và ý nghĩa nhất trong một năm học đối với em.

Câu 1: Bài văn trên kể về gì?

  1. Quá trình tập duyệt cho lễ khai giảng.
  2. Quá trình chuẩn bị để chào mừng một năm học mới.
  3. Lễ khai giảng dành cho các em học sinh lớp Một.
  4. Thuật lại buổi lễ khai giảng.

Câu 2: Các từ ngữ nào cho biết diễn biến của các sự việc?

  1. Trước đó, và rồi, xong xuôi, cuối buổi lễ, kết thúc buổi lễ.
  2. Đầu tiên, tiếp theo, tiếp đó, cuối cùng.
  3. Tuy nhiên, vì thế, bởi vì, vì vậy.
  4. Trước tiên, tiếp theo, sau đó, từ đó, cuối cùng.

Câu 3: Người viết có cảm nhận gì về buổi lễ khai giảng?

  1. Vui vẻ và phấn khởi.
  2. Cảm thấy lễ khai giảng là một sự kiện trọng đại và ý nghĩa nhất trong một năm học.
  3. A và B đều đúng.
  4. Mệt mỏi, không hứng thú.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài học em rút ra được sau khi viết bài văn thuật lại một sự việc có thể là gì?

  1. Bài văn thuật lại sự việc không cần bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
  2. Khi viết một bài văn thuật lại sự việc cần nêu lên cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
  3. Khi thuật lại các sự việc không cần phải thuật lại theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
  4. Phần thân bài của một bài văn thuật lại sự việc chỉ có thể là một đoạn văn.

Câu 2: Phần kết bài “khẳng định lại giá trị của sự việc đã diễn ra đối với người viết” có thể nằm ở đề bài nào dưới đây?

  1. Thuật lại một lần làm việc tốt của em.
  2. Báo cáo quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm.
  3. Nêu ý kiến về hoạt động trải nghiệm mà em tham gia.
  4. Nêu suy nghĩ về những trải nghiệm em đã tham gia.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 3: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc (Viết)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com