A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Một sáng nọ, gà đến bờ sông làm gì?
- Tìm nước uống.
- Đi kiếm ăn.
- Đi dạo chơi.
- Tìm đồ bị mất.
Câu 2: Gà khen ai tài giỏi?
- Băng.
- Gió.
- Đất.
- Nước.
Câu 3: Vì sao băng thấy mưa tài giỏi?
- Vì mưa rơi xuống đất giúp cây cối tươi tốt.
- Vì nhờ có mưa mới có nước, mùa đông mới có băng.
- Vì mưa giúp ao hồ chứa đầy nước.
- Vì mưa khiến thời tiết trở nên mát mẻ.
Câu 4: Mưa cho rằng ai tài giỏi?
- Đất.
- Lửa.
- Nước.
- Cây.
Câu 5: Vì sao đất lại cho răng cây tài giỏi?
- Vì cây đứng trên cơ thể đất, hút nước, hút chất màu để xanh tốt, tỏa bóng râm mát, ra hoa kết trái.
- Vì cây che bóng mát cho mọi người, không để mọi người chịu cái nóng.
- Vì cây tạo ra thức ăn cho một số loài động vật và con người.
- Vì cây giúp điều hòa không khí, làm không khí trong lành hơn.
Câu 6: Cây cho rằng ai tài giỏi?
- Băng.
- Mưa.
- Lửa.
- Đất.
Câu 7: Lửa cho rằng ai tài giỏi?
- Cây.
- Mưa.
- Gió.
- Đất.
Câu 8: Cỏ được gió miêu tả như thế nào?
- Nàng cỏ xanh mướt quanh năm, hứng chịu gió to mưa lớn vẫn không gục ngã.
- Nàng cỏ bé nhỏ hiên ngang trong gió bão, xanh tươi quanh năm, trổ những bông hoa xinh xắn.
- Nàng cỏ bé nhỏ đung đưa theo gió, làm đẹp cho đời.
- Nàng cỏ tươi tốt quanh năm, hiên ngang quật cường trong gió bão, cùng gió mang hạt giống đi rải khắp nơi.
Câu 9: Cỏ cho rằng ai là người tài giỏi nhất?
- Lửa.
- Mưa.
- Cây.
- Cừu.
Câu 10: Thuần dưỡng nghĩa là gì?
- Chăm sóc thú nuôi cẩn thận.
- Cho thú nuôi ăn những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Nuôi dưỡng và luyện tập làm cho thú hoang dã dần trở thành thú nuôi.
- Chỉ chú trọng vào việc nuôi dưỡng thú cưng, không quan tâm tới việc huấn luyện nó.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao cừu cho rằng “Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!”?
- Vì người biết thuần dưỡng gà, cừu cùng những con vật khác.
- Người có thể làm mưa, làm tan băng, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa.
- Con người biết nhờ gió đẩy thuyền, biết làm nhiều vật dụng.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Theo em, các nhân vật trong truyện giống nhau ở điểm nào?
- Đều biết mình chưa tốt chỗ nào.
- Đều khiêm tốn về tài năng và sự cống hiến của bản thân.
- Đều cho rằng những điều mình làm được chưa bằng người khác.
- Cả B và C.
Câu 3: Nội dung của câu chuyện trên là gì?
- Ca ngợi tình bạn đẹp đẽ giữa các loài vật với nhau.
- Câu chuyện về các loài vật tranh nhau xem ai là người giỏi nhất.
- Câu chuyện kể về người tài giỏi nhất trong suy nghĩ của các loài vật.
- Ca ngợi tài năng, trí tuệ của con người.
Câu 4: Vì sao gà lại thốt lên “Ôi, băng! Anh thật tài giỏi!”?
- Vì gà cảm thấy nhờ có băng mà mình đi trên mặt sông như đi trên bờ.
- Vì gà sợ băng sẽ tan ra thành nước.
- Vì gà muốn xin băng cho mình thêm ít nước.
- Vì gà thấy băng rất đa tài.
Câu 5: Câu chuyện còn có thể có tên khác là gì?
- Sự tranh cãi giữa các loài vật.
- Đi tìm người tài giỏi nhất.
- Con người tài giỏi nhất.
- Các loài vật khen ngợi lẫn nhau.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Em học được gì từ các nhân vật trong truyện?
- Sự khiêm tốn.
- Sự cống hiến.
- Biết nhìn nhận cái hay, cái tài của mọi người xung quanh.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu chuyện trên?
- So sánh.
- Nhân hóa.
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
Câu 3: Tìm danh từ chỉ thời gian trong câu dưới đây?
Mưa mới tài giỏi, nhờ mưa, có nước, mùa đông mới có tôi.
- Mưa.
- Tài giỏi.
- Nước.
- Mùa đông.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng là câu chuyện giữa các loài vật?
- Điều kì diệu.
- Đồng cỏ nở hoa.
- Bầu trời mùa thu.
- Thi nhạc.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về con người thông qua câu chuyện trên?
- Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật chất - tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình.
- Con người là trung tâm của thế giới tự nhiên.
- Con người muốn chinh phục tự nhiên.
- Tất cả các đáp án trên.