A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nhân hóa là gì?
- Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
- Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
- Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
- Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.
Câu 2: Có những cách nhân hóa nào?
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nhân hóa có tác dụng gì?
- Giúp loài vật giống với con người.
- Giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi.
- Giúp sự vật trở nên chân thực hơn.
- Giúp con người cảm nhận về sự vật rõ ràng hơn.
Câu 4: Câu nào dưới đây có sự vật được nhân hóa?
- Những con ong đã bay đi lấy mật rồi.
- Mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mặt đất.
- Sấm vẫn đang gào thét trong cơn dông.
- Trâu đang gặm cỏ.
Câu 5: Tìm từ ngữ dùng để nhân hóa trong câu sau?
Mẹ gà đang bới đất để tìm thức ăn cho gà con.
- Gà.
- Mẹ.
- Thức ăn.
- Đất.
Câu 6: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?
Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.
- Hào phóng, trao cho, gió mát.
- Chị, hào phóng, trao cho.
- Chị mây, hào phóng, mọi người.
- Chị, trao cho, mọi người, làn gió mát.
Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?
- Mẹ em cho em ba cái bánh.
- Con mèo đang nằm ngủ.
- Tiếng kêu của chú gà gọi mọi người thức dậy.
- Cây cối đung đưa theo gió.
Câu 8: Từ nào trong câu “Gió vẫn cứ thét gào.” là từ để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?
- Gió.
- Vẫn.
- Thét gào.
- Cứ.
Câu 9: Làm thế nào để nhận biết câu có sử dụng biện pháp nhân hóa hay không?
- Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá.
- Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó.
- Không có dấu hiệu nhận biết.
- Cả A và B.
Câu 10: Đại từ “ông” và “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?
Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang từ trên cao xuống, còn chị mây không biết đã đi đâu mất rồi.
- Nắng và mây.
- Mặt trời và mây.
- Mặt trời và nắng.
- Nắng và gió.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong khổ thơ sau?
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
(Đặng Hấn)
- Gọi cây cau bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả cây cau bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với cây cau như nói với người.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 2: Cách gọi, cách tả hoạt động của gió vườn trong đoạn dưới đây có tác dụng gì?
Gió vườn không mải chơi xa
Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,
Gió đi lắc lắc cành cây
Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.
Tìm hoa làn gió nhẹ đưa
Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua
Lê Thị Mây
- Làm cho bài thơ vần nhịp, khác với bài văn xuôi.
- Làm cho gió và cây cối khác biệt với hoa, bướm, ong.
- Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
- Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong.
Câu 3: Tìm từ nhân hóa trong câu dưới đây?
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
- Trâu ơi.
- Ra ngoài.
- Bảo trâu.
- Cày.
Câu 4: Câu nào dưới đây đúng?
- Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” sử dụng biện pháp nhân hóa.
- Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” không sử dụng biện pháp nhân hoá, chỉ miêu tả hoạt động của con người như bình thường.
- Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” không sử dụng biện pháp nhân hóa.
- Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” sử dụng từ nhân hóa là “kiếm mồi”.
Câu 5: Từ được dùng để chỉ người nhưng lại được dùng để chỉ vật trong câu sau là từ gì?
Mấy bà ốc ở đồng suốt ngày bám lên cây.
- Đồng.
- Cây.
- Ốc.
- Bà.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.
Chớp bỗng loè chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
(Đỗ Xuân Thanh)
Câu 1: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
- Ông – chị – ông.
- Chị – ông – ông.
- Ông – ông – chị.
- Ông – ông – ông.
Câu 2: Các sự vật trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
- Trốn – nóng lòng.
- Trốn – chờ đợi, hả hê uống nước.
- Trốn – hả hê uống nước.
- Trốn – nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước.
Câu 3: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
- Ơ! Ông trời bật lửa.
- Xuống đi nào mưa ơi.
- Mưa! Mưa xuống thật rồi!
- Cả B và C.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
- Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Cuộc họp của chữ viết - Trần Ninh Hồ)
Câu 1: Trong đoạn văn trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?
- Dấu chấm, bác chữ A.
- Cậu này, tay, dấm chấm.
- Dấu Chấm, mấy dấu câu, bác chữ A.
- Em Hoàng, Dấu Chấm.
Câu 2: Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
- Gọi nó bằng cách xưng hô của con người (bác).
- Cho các sự vật hành động, trò chuyện, suy nghĩ giống như là một con người.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.