A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện Cậu bé ham học hỏi là ai?
- Xti-vơn Hoóc-king.
- Kính viễn vọng.
- Bố Hoóc-king.
- Mẹ Hoóc-king.
Câu 2: Xti-vơn Hoóc-king là?
- Một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ.
- Một trong những nhà khoa học nổi tiếng của thế giới.
- Nhà khoa học đại tài của Mỹ.
- Nhà khoa học cổ đại.
Câu 3: Khi Hoóc-king còn nhỏ, bố đã tặng quà gì cho cậu?
- Một hộp đồ chơi.
- Một bộ lắp ráp mô hình.
- Một cái kính viễn vọng.
- Một bộ đồ chơi xếp hình.
Câu 4: Hoóc-king làm gì với món quà của bố?
- Ngắm nghía liên hồi.
- Để ở ban công làm vật trang trí phòng.
- Quan sát bầu trời đêm qua kính viễn vọng vào mỗi tối.
- Lau chùi cẩn thận, không để cho nó cũ.
Câu 5: Hoóc-king chỉ tay lên bầu trời đầy sao và hỏi bố điều gì?
- Cậu hỏi bố bầu có thích ngắm cảnh bầu trời đêm không.
- Cậu hỏi bố có biết quá trình hình thành các vì sao không.
- Cậu hỏi bố có thấy cảnh trời sao đẹp không.
- Cậu hỏi bố nghĩ gì khi đứng trước cảnh trời sao đẹp đẽ.
Câu 6: Bố trả lời cậu như thế nào?
- Điều cậu hỏi từ trước đến giờ vẫn chưa ai lí giải được.
- Bố cảm thấy rất vui vì cậu đã trưởng thành.
- Bố rất tự hào về cậu.
- Bố vô cùng yêu thương cậu.
Câu 7: Hoóc-king đã làm những gì để tự trả lời câu hỏi của mình?
- Thường xuyên quan sát bầu trời rồi tìm cách lí giải cho những thắc mắc của mình.
- Ham mê học hỏi, tìm tòi, khám phá.
- Đọc sách liên tục cả năm trời.
- Cả A và B.
Câu 8: Bố đã giúp đỡ cậu thế nào?
- Mua cho cậu thêm rất nhiều kính viễn vọng.
- Mua cho cậu rất nhiều sách về Trái Đất và bầu trời.
- Mua cho cậu rất nhiều mô hình lắp ghép.
- Mua cho cậu một chiếc máy tính.
Câu 9: Sau này, Hoóc-king trở thành?
- Nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại.
- Nhà khoa học đại tài.
- Nhà khoa học xuất chúng.
- Nhà khoa học vĩ đại.
Câu 10: Hoóc-king có nhiều đóng góp xuất sắc cho việc gì?
- Lí giải sự lên xuống của thủy triều.
- Lí giải sự xuất hiện của mặt trăng.
- Lí giải bước sóng của ánh sáng mặt trời.
- Lí giải sự ra đời của các vì sao.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu nói của Hoóc-king “Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời.” cho thấy điều gì?
- Cho thấy sự hiếu động của cậu bé.
- Cho thấy sự quyết tâm tìm ra được nguyên nhân, lý giải được quá trình hình thành các vì sao của cậu bé.
- Cho thấy sự cố chấp của cậu bé trong việc đi tìm kiếm lời giải thích về quá trình hình thành các vì sao.
- Cho thấy sự dũng cảm và gan dạ của cậu bé.
Câu 2: Theo em, nhờ đâu Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại?
- Vì sự ham học hỏi và đam mê nghiên cứu, tìm tòi, khám phá của ông.
- Vì ông có tài năng thiên bẩm.
- Vì ông có niềm yêu thích mãnh liệt với bầu trời sao.
- Vì ông có sở thích khám phá vũ trụ.
Câu 3: Nội dung của câu chuyện trên là gì?
- Ca ngợi sự thông minh của Hoóc-king.
- Câu chuyện về quá khứ của nhà khoa học nổi tiếng thế giới.
- Câu chuyện kể về quá trình trở thành một nhà khoa học nổi tiếng thế giới của Hoóc-king
- Ca ngợi tài năng, trí tuệ của con người.
Câu 4: Em cảm nhận thế nào về người bố của Hoóc-king?
- Yêu thương, cổ vũ con cái hết mình
- Tạo điều kiện cho con phát triển.
- Thấu hiểu, bao dung cho con.
- Tất cả các ý trên.
Câu 5: Em cảm thấy Hoóc-king là người như thế nào?
- Một người cố cấp, cực đoan.
- Một người có ước mơ và nỗ lực biến ước mơ của mình thành hiện thực.
- Một người giàu có.
- Một người ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện Cậu bé ham học hỏi muốn nói với chúng ta điều gì?
- Hãy sống vô tư, hồn nhiên và yêu đời.
- Hãy sống hết mình với đam mê.
- Hãy dám mơ ước và nỗ lực thực hiện ước mơ của mình.
- Hãy làm những gì mình cho là đúng.
Câu 2: Vấn đề mà Hoóc-king muốn lí giải thuộc lĩnh vực gì?
- Thiên văn học.
- Vật lí.
- Hóa học.
- Toán học.
Câu 3: Tìm động từ trong câu sau?
Chúng ta nhìn thấy các vì sao nhưng bố có biết quá trình hình thành chúng không?
- Nhìn thấy.
- Quá trình.
- Hình thành.
- Cả A và C.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng là câu chuyện về nhà khoa học có ước mơ lớn lao từ thuở nhỏ?
- Điều kì diệu.
- Đồng cỏ nở hoa.
- Bầu trời mùa thu.
- Người tìm đường lên các vì sao.
Câu 2: Dưới đây đâu có thể là sáng chế của nhà khoa học?
- Sách vở.
- Khinh khí cầu.
- Mưa.
- Cây lúa.