A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Đoạn văn là gì?
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần làm gì?
- Phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.
- Chú ý cách sử dụng từ ngữ của mình.
- A, B đều không đúng.
- A, B đều đúng.
Câu 3: Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe là gì?
- Nêu nội dung câu chuyện mình tưởng tượng.
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ.
- Giới thiệu câu chuyện mình tưởng tượng.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Phần triển khai của đoạn văn tưởng tượng cần trình bày điều gì?
- Thuật lại diễn biến câu chuyện.
- Kể về câu chuyện mình tưởng tượng.
- Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện.
- Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn tưởng tượng có nhiệm vụ gì?
- Khẳng định mình thích hay không thích câu chuyện.
- Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
- Rút ra bài học từ câu chuyện.
- Khép lại câu chuyện mình đã tưởng tượng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Các cách viết đoạn văn tưởng tượng có thể là gì?
- Bổ sung chi tiết (lời kể, tả…).
- Bổ sung lời thoại của nhân vật.
- Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, ý nào sau đây là phù hợp?
- Câu chuyện phải được xây dựng một cách sáng tạo, độc đáo.
- Câu chuyện dài, nhiều chi tiết phức tạp.
- Câu chuyện không có điểm nào ấn tượng.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn tưởng tượng?
- Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện.
- Nêu ý kiến về câu chuyện tưởng tượng.
- Viết tiếp đoạn kết.
- Viết thêm nội dung cho câu chuyện.
Câu 4: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng là gì?
- Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
- Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
- Chú ý cách dùng từ ngữ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Ý nào sau đây là đúng?
- Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng là giới thiệu nội dung tưởng tượng của em.
- Phần triển khai là giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng.
- Phần kết thúc của câu chuyện là nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
- Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Sau khi đọc xong bài “Ai tài giỏi nhất?” ở trang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một), một bạn nhỏ đã tưởng tượng và viết thêm đoạn kết cho câu chuyện. Đọc đoạn văn bạn nhỏ đã viết dưới đây và trả lời câu hỏi.
Sau khi nghe cừu nói, các bạn quyết định đi gặp người để cảm ơn. Đến một cánh đồng rộng, chúng nhìn thấy bác nông dân đang thu hoạch quả chín. Cừu nói:
- Chào bác. Chúng tôi đến đây để cảm ơn bác đã luôn che chở cho chúng tôi.
Bác nông dân mỉm cười thân thiện:
- Chính các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi. Gà đánh thức chúng tôi dậy mỗi sớm. Cây tỏa bóng mát. Mưa gió giúp mùa màng tốt tươi. Bò, cừu cho chúng tôi sữa… Nhờ có các bạn, cuộc sống của chúng tôi thật tươi đẹp. Cảm ơn các bạn!
Nghe bác nông dân nói, các bạn nhận ra mọi người, mọi vật đều có ích. Từ đó, chúng luôn cố gắng làm tốt công việc của mình để cuộc sống bên con người mỗi ngày thêm vui vẻ, hòa thuận.
(Anh Thảo)
Câu 1: Câu mở đầu của đoạn văn giới thiệu điều gì?
- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ giữa các loài vật với nhau.
- Nêu cảm nhận của tác giả về câu chuyện tưởng tượng.
- Làm nổi bật suy nghĩ của tác giả về câu chuyện tưởng tượng.
- Giới thiệu về nội dung của đoạn văn tưởng tượng.
Câu 2: Các câu văn tiếp theo kể về điều gì?
- Diễn biến của cuộc gặp mặt giữa bác nông dân và các loài vật.
- Miêu tả hoạt động của con người.
- Kể về một ngày hoạt động của người nông dân.
- Kể về một ngày hoạt động của bác nông dân và các loài vật.
Câu 3: Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
- Kết thúc câu chuyện.
- Cảm nghĩ của người viết về câu chuyện.
- Suy nghĩ của các loài vật.
- Không có đáp án đúng.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc là gì?
- Nhân vật trong câu chuyện đó.
- Nội dung của câu chuyện đó.
- Trí tưởng tượng của người viết.
- Cả A và B.
----------Còn tiếp --------