Phiếu trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời bài 7: Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện (Viết) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

  1. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  2. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. 
  3. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  4. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện cần làm gì?

  1. Giới thiệu câu chuyện.
  2. Nêu những lí do khiến em thích câu chuyện.
  3. A, B đều không đúng.
  4. A, B đều đúng.

Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Nêu nội dung câu chuyện mình thích.
  2. Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
  3. Giới thiệu câu chuyện em thích hoặc ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  2. Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
  3. Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
  4. Liệt kê các sự việc đã diễn ra.

Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Kể lại diễn biến câu chuyện.
  2. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  3. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  4. Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Em có thể giới thiệu những gì về câu chuyện mình đã đọc?

  1. Tên câu chuyện.
  2. Cảm nhận chung.
  3. Nhân vật của câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Những đặc điểm khiến em yêu thích câu chuyện có thể là gì?

  1. Lời kể sinh động.
  2. Nội dung câu chuyện hấp dẫn.
  3. Ý nghĩa của câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện?

  1. Nói về những điểm hấp dẫn của câu chuyện.
  2. Nêu ý kiến của bản thân về các tình tiết của câu chuyện.
  3. Suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc chuyện.
  4. Cảm xúc của bản thân về câu chuyện.

Câu 4: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là gì?

  1. Cần giới thiệu được câu chuyện em có ấn tượng đặc biệt.
  2. Cần nêu được lí do em thích câu chuyện và tình cảm của em đối với câu chuyện.
  3. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ý nào sau đây là đúng?

  1. Phần triển khai của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu người câu chuyện em thích.
  2. Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là kể lại nội dung câu chuyện.
  3. Phần mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu tên, cảm nhận của em về câu chuyện.
  4. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã đọc được trong câu chuyện.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Khi đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết, cần phải lưu ý điều gì?

  1. Sắp xếp ý.
  2. Dùng từ, đặt câu.
  3. Chính tả.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Từ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của em khi đọc một câu chuyện em thích?

  1. Thích thú.
  2. Bổ ích.
  3. Thú vị.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ở các câu văn tiếp theo của đoạn văn, em có thể nêu những lí do gì khiến mình thích câu chuyện?

  1. Lời kể thú vị.
  2. Hình ảnh miêu tả vô cùng sống động.
  3. Các chi tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Lời kể sinh động của câu chuyện được biểu hiện qua yếu tố nào dưới đây?

  1. Cách dùng từ (từ gợi tả âm thanh, màu sắc…).
  2. Cách viết câu (câu hỏi, câu cảm…).
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

-----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 7: Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện (Viết)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com