Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 CTST bài: Thực hành tiếng việt bài 4

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài: Thực hành tiếng việt bài 4. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Trò chơi:

Ai nhanh hơn

Hãy kể các từ để chỉ về “mẹ, bố” ở các vùng miền khác nhau. Nhóm nào      kể được nhiều nhất các đáp án đúng sẽ giành chiến thắng.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Mạch lạc trong văn bản
  2. Ngôn ngữ các vùng miền
  • Bài tập thực hành
  1. Mạch lạc trong văn bản

NHÓM 1

Chỉ ra các đặc điểm, chức năng của một văn bản mạch lạc.

NHÓM 2

  • Sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng miền thể hiện ở khía cạnh nào?
  • Sự khác biệt đó có tác dụng gì?
  • Đặc điểm:
  • Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều cùng nói về một chủ đề.
  • Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lí (nhớ lại),   ý nghĩa (tương đồng, tương phản).
  • Chức năng: Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc/ người nghe.
  1. Ngôn ngữ các vùng miền
  • Sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng miền thể hiện:
  • Ngữ âm
  • Từ vựng
  • Tác dụng: sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng miền góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú.

III. Bài tập thực hành

Bài tập 1: SGK/86

Đọc lại văn bản Cốm Vòng và trả lời câu hỏi sau:

  1. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là gì?
  2. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Tại sao?

Trả lời

  1. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản Cốm Vòng là:
  • Giới thiệu về cốm, một thức quà ngon và tinh tế.
  • Ca ngợi vẻ đẹp, vị ngon, hương thơm và giá trị của cốm.
  1. Trình tự sắp xếp trong VB cốm Vòng có thể chia thành 3 phần

 (mỗi phần gồm có nhiều đoạn) như sau:

  • Phần 1: từ đầu đến "sản xuất được cốm quý": Giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng.
  • Phần 2: tiếp đến "tinh khiết và thơm tho lạ lùng": Mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để  ra được sản phẩm cốm Vòng.
  • Phần 3: còn lại: Những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng nâng niu công sức của đất trời, của con người.

Bài tập 2: SGK/86

Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì có ảnh hưởng gì đến nội dung văn bản? Hãy thử   thay đổi trật tự theo các cách khác nhau và trao đổi     với các bạn ý kiến của mình.

  • Tính mạch lạc của văn bản qua mạch chảy chính: cốm là đặc sản của làng Vòng, xuất phát từ hạt non của "thóc nếp hoa vàng", nhờ công khéo và kinh nghiệm của người làng Vòng, trải qua nhiều công đoạn cuối cùng đã trở thành món ăn tinh khiết, thơm tho, trang nhã. Thưởng thức cốm cũng chính là thưởng thức văn hoá ẩm thực nước nhà, thể hiện vẻ đẹp thanh nhã tinh tế trong lối sống của con người.
  • Vũ Bằng đã triển khai vấn đề từ nhỏ đến lớn, từ cụ thể đến khái quát. Văn bản cũng có thể được sắp xếp lại, đi từ khái quát đến cụ thể, mạch logic vẫn được đảm bảo, nhưng mạch cảm xúc sẽ không được mượt mà hấp dẫn như cách sắp xếp ban đầu.

 

Bài tập 3: SGK/86

Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” đề cập đến nhiều nội dung như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,.. Như vậy có phải là văn bản thiếu mạch lạc không? Vì sao?

Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” đề cập đến rất nhiều vấn đề như: miêu tả hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hoà,... nhưng đều     xoay quanh một vấn đề trung tâm là hạt dẻ và rừng dẻ Trùng Khánh, món quà mà thiên nhiên ban tặng vào mùa thu, có nhiều công dụng và lợi ích đối với cuộc sống của con người.

Bài tập 4: SGK/87

VẬN DỤNG

  Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng:

   Người nhà quê hồi mình  con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có cỗ  mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lừa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,... Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)

CẢM ƠN CẢ LỚP ĐÃ LẮNG NGHE BÀI HỌC!

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 CTST bài: Thực hành tiếng việt bài 4

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Ngữ văn 7 CTST bài: Thực hành tiếng việt bài 4, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 chân trời bài: Thực hành tiếng việt bài 4

 

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay