A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
VÙNG ĐẤT DUYÊN HẢI
Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.
Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.
(Theo Tạp chí Du lịch)
Câu 1 (0,5 điểm). Ninh Thuận là vùng đất như nào?
A. Ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
B. Duyên hải quanh năm nắng gió.
C. Ở cao nguyên Lâm Viên, Tây Nguyên.
Câu 2 (0,5 điểm). Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là gì?
A. Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
B. Thời tiết ấm áp, lượng mưa thấp.
C. Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
Câu 3 (0,5 điểm). Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?
A. Sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
B. Được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
C. Những cánh đồng cừu rộng lớn.
Câu 4 (0,5 điểm). Có bao nhiêu danh từ riêng trong bài đọc?
A. 6 danh từ riêng.
B. 7 danh từ riêng.
C. 8 danh từ riêng.
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm câu chủ đề có trong đoạn văn sau:
Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đầy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đầy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Cây cối ít nên vắng bóng chim. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè sà xuống những chậu cây cảnh.
B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc.
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích, trong bài văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | A | A | C |
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm)
Câu chủ đề ở đầu đoạn: Bài ca có thể là lời của cô gái.
Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Cây cối ít nên vắng bóng chim.
CN VN
Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến.
CN1 VN1 CN2 VN2
Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ.
CN VN
Bầy chim rụt rè sà xuống những chậu cây cảnh.
CN VN
B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (2,0 điểm) | 1. Viết đúng hình thức, yêu cầu của đoạn văn. Bày tỏ được tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện hoặc bài thơ. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. | 1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,75 điểm) Giới thiệu cây hoa (tên cây, vị trí trồng,…). B. Thân bài (1,75 điểm) Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cây: - Chọn tả đặc điểm nổi bật của cây hoa (hoa, cành, lá,…) - Sử dụng từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hương thơm,… - Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. Cách 2: Tả cây theo từng thời kì phát triển: - Chọn tả đặc điểm nổi bật của cây hoa gắn với từng giai đoạn phát triển (ra nụ, chớm nở,…) - Sử dụng từ ngữ chỉ thời gian, hình dáng, màu sắc, hương thơm,… - Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. C. Kết bài (0,75 điểm) Nêu tình cảm, cảm xúc đối với cây hoa.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 3,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 1 |
|
| 0 | 2 | 2,0 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
| 6,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 2,0 20% | 6,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại danh từ để xác định danh từ riêng trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được thành phần chính của câu. | 0,5 |
| C6 |
|
Kết nối | - Xác định được câu chủ đề của đoạn văn. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. | 1,5 |
| C5, C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được hình thức của đoạn văn. - Bày tỏ được tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện hoặc bài thơ. - Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C7 |
|
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả một cây hoa, có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. - Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về cây hoa. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|