A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
(Mai Duy Quý)
Câu 1 (0,5 điểm). Ai đã trồng cây xoài?
A. Ông bạn nhỏ.
B. Mẹ bạn nhỏ.
C. Ba bạn nhỏ.
Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm?
A. Vì chú không thích ăn xoài.
B. Vì xoài năm nay không ngon.
C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.
Câu 3 (0,5 điểm). Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì?
A. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.
B. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.
C. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.
Câu 4 (0,5 điểm). Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?
A. Không nên cãi nhau với hàng xóm.
B. Bài học về cách sống tốt ở đời.
C. Không nên chặt cây cối.
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm câu chủ đề có trong đoạn văn sau:
Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a. Màu nước vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh.
b. Tổ vành khuyên nằm lọt thỏm giữa hai chiếc lá bưởi.
c. Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp.
d. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ.
B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về tài năng của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã đọc.
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | C | B | B |
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm)
Câu chủ đề ở cuối đoạn: Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
a. Màu nước vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh.
CN VN
b. Tổ vành khuyên nằm lọt thỏm giữa hai chiếc lá bưởi.
CN VN
c. Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp.
CN VN
d. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ.
CN VN
B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (2,0 điểm) | 1. Viết đúng hình thức, yêu cầu của đoạn văn. Kể về tài năng của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã đọc. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. | 1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,75 điểm) Giới thiệu cây bóng mát (tên cây, vị trí trồng,…). B. Thân bài (1,75 điểm) Cách 1: Tả từng đặc điểm của cây: - Chọn tả đặc điểm nổi bật của cây bóng mát (thân, cành, lá,…) - Sử dụng từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc,… - Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. - Nói về sự gắn bó của cây với con người, thiên nhiên,… Cách 2: Tả cây theo từng thời kì phát triển: - Chọn tả đặc điểm nổi bật của cây bóng mát gắn với từng giai đoạn phát triển (mới trồng, sau một năm,…) - Sử dụng từ ngữ chỉ thời gian, hình dáng, màu sắc,… - Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. - Nói về sự gắn bó của cây với con người, thiên nhiên,… C. Kết bài (0,75 điểm) Nêu tình cảm, cảm xúc đối với cây.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 3,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 1 |
|
| 0 | 2 | 2,0 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
| 6,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 2,0 20% | 6,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được thành phần chính của câu. | 0,5 |
| C6 |
|
Kết nối | - Xác định được câu chủ đề của đoạn văn. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. | 1,5 |
| C5, C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được hình thức của đoạn văn. - Kể được về tài năng của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã đọc. - Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C7 |
|
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả một cây bóng mát. - Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về cây. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|