Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ghép chữ: HS ghép các chữ cái đứng liền nhau trong bảng thành các từ/ cụm từ có nghĩa nói về truyền thống quê hương. Ai ghép được các chữ cái nhanh nhất và chính xác sẽ là người chiến thắng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những truyền thống mà em tìm được biểu hiện như thế nào ở quê hương của em?
+ Theo em, em sẽ làm gì để mọi người biết rằng mình rất tự hào về truyền thống đó?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Những cụm từ có nghĩa nói về truyền thống quê hương
+ Truyền thống quê hương em.
+ Kiên cường.
+ Dũng cảm.
+ …..
- GV dẫn dắt vào bài học: Những cụm từ như kiên cường, dũng cảm,…mà các em vừa tìm được chính là những từ ngữ dùng để miêu tả những giá trị tốt đẹp của vùng miền, địa phương. Đó là những giá truyền thống quê hương được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để nắm được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương cũng như phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học đầu tiên của bộ môn Giáo dục công dân 7 – Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống quê hương
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 1-6 SGK tr 5, 6 và trả lời câu hỏi: a. Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong các hình ảnh trên. b. Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó. c. Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương. - GV kết luận và trình chiếu cho HS quan sát một những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất, chống giặc ngoại xâm
Cần cù, sáng tạo trong lao động
Tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo Những loại hình nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thống,… Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu truyền thống quê hương - Những truyền thống tốt đẹp được thể hiện trong các Hình 1 - 6: + Hình 1 (Hai Bà Trưng cưỡi voi, dựng cờ khởi nghĩa): truyền thống yêu nước, chống ách đô hộ, bảo vệ nhân dân, khôi phục lại nền độc lập, tự chủ đã được thiết lập từ thời Hùng Vương dựng nước. + Hình 2 (Nồi cháo yêu thương): truyền thống tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ, hỗ trợ những suất ăn tới người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn,…. + Hình 3 (Nông dân gặt lúa): truyền thống lao động chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó. + Hình 4 (Học sinh tặng hoa thầy, cô giáo): truyền thống tôn sư trọng đạo, tri ân thầy cô giáo nhân các ngày lễ kỉ niệm như 20/11, 8/3, 20/10, ngày khai giảng, ngày bế giảng,… + Hình 5 (Múa rối nước): Loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt. + Hình 6 (Biểu diễn đờn ca tài tử): Loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. - HS giới thiệu một truyền thống tốt đẹp của quê hương mình. Gợi ý: Truyền thống yêu nước Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được viết bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ ông cha đã làm nên biết bao kỳ tích anh hùng, những trang sử vẻ vang đầy khí thế. Chính những điều đó đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà trong đó nổi bật nhất là lòng yêu nước - một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy suốt trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, những người đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất quê hương. Những người đã viết nên thiên sử của dân tộc và sẽ luôn là hành trang của các thế hệ người Việt Nam. - Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Theo em, thông tin trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thống đó. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh trong đoạn thông tin nói đến:
- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1: Đọc tình huống 1, hãy cho biết Vân đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Vân thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể nào? + Nhóm 2: Đọc tình huống 2, hãy cho biết Hùng đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hùng thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể nào? + Nhóm 3: Đọc tình huống 3, hãy cho biết em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể thêm một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương và những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương cần phê phán. - GV rút ra kết luận: Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương mình cần + Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương. + Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 2. Tìm hiểu về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương - Truyền thống tốt đẹp được nói đến trong đoạn thông tin và ý nghĩa của truyền thống đó: + Yêu nước, đoàn kết một lòng (mỗi người tùy khả năng của mình, góp tiền, hiện vật, giúp sức, cùng chung tay chống dịch à tạo nên sức mạnh với quyết tâm từng bước đẩy lùi dịch bệnh. + Tương thân, tương ái (đồng bào cả nước và các tổ chức trên khắp cả nước gửi những món quà tình nghĩa đến đồng bào miền Trung bị thiên tại do thiên tai bao lũ) à thể hiện tinh thần dân tộc, tình cảm con người Việt Nam luôn sẵn sàng, đùm bọc, yêu thương nhau trong hoạn nạn.
Kết quả Phiếu học tập số 1 - Nhóm 1: + Vân đã giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước. + Vân thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương bằng những hành động cụ thể: luôn chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa quê hương mình để biến ước mở trở thành hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với bạn bè trên thế giới về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình thành sự thật. - Nhóm 2: + Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ, hỗ trợ những gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. + Hùng đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương bằng những hành động cụ thể: kiên trì học tập, là học sinh năng động, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. - Nhóm 3: + Không đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q (ngăn cản các con mình không được tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về những loại hình nghệ thuật dân gian địa phương). + Giải thích: Hành động thể hiện suy nghĩ thiển cận, không coi trọng và ngăn cấm người khác tìm hiểu, tham gia về truyền thống nghệ thuật dân gian của địa phương.
|
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.8
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1:
Tên truyền thống | Những việc cần làm |
Yêu nước, đoàn kết | - Có ý thức giữ gìn tài sản công cộng. - Sử dụng tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tôn trọng với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, không sính dùng từ “ngoại”. - Có những hành động “sống đẹp, sống có ích” như hiến máu cứu người, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tham gia giao thông có văn hóa, gương mẫu chấp hành pháp luật, tôn trọng nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tình nguyện xung phong về làm việc tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, xây dựng các công trình thanh niên vì cuộc sống cộng đồng |
Cần cù, sáng tạo trong lao động | - Chăm chỉ lao động, sáng tạo, sản xuất, làm giàu chính đáng. - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. |
Tôn sư trọng đạo, hiếu học | - Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện. - Kính yêu, biết ơn các thầy cô giáo. |
Các loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống | - Phục dựng các trích đoạn, vở diễn cổ phục vụ bảo tồn, gìn giữ nghệ thuật truyền thống. - Lồng ghép chương trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống có thế mạnh gắn với các sự kiện kinh tế, văn hóa, du lịch… của địa phương. - Thực hiện việc ghi âm, ghi hình góp phần bảo tồn nguyên vẹn nghệ thuật biểu diễn truyền thống. - Tận dụng những thế mạnh của internet để quảng bá, kết nối với khán giả đưa các tác phẩm đến gần hơn với khán giả, đặc biệt là giới trẻ. - Trau dồi, khổ công luyện tập, trao truyền nguyên vẹn vốn cổ truyền thống cho thế hệ trẻ. |
Câu 2
- A: Đồng tình.
à Giữ gìn phong tục, tập quán, thói quen quê hương mình thể hiện việc làm phù hợp, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- B: Đồng tình.
à Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống quê hương mình thể hiện việc làm phù hợp, góp phần tuyên tuyền, giới thiệu, quảng bá, đưa lễ hội truyền thống của quê hương đến với nhiều người.
- C: Không đồng tình.
à Không quan tâm đến những truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác là hành động cần phê phán, lên án, thể hiện sự ích kỉ, thờ ơ với những truyền thống tốt đẹp của đất nước.
- D: Đồng tình.
à Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện thể hiện việc làm phù hợp, góp phần xây dựng đất nước, giúp đỡ được những người có hoàn cảnh khó khăn,...
- E: Đồng tình.
à Giữ gìn và bảo vệ môi trường cả ở nhà, ở trường và những nơi công cộng thể hiện việc làm phù hợp, góp phần xây dựng địa phương xanh sạch đẹp.
Câu 3.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1,2 phần Vận dụng SGK tr.8.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1:
HS viết đoạn thông điệp thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương em theo gợi ý:
- Truyền thống tốt đẹp của quê hương là gì.
- Suy nghĩ của em về truyền thống tốt đẹp đó.
- Em mong muốn làm được gì để thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2:
HS làm việc theo nhóm, sưu tầm một số bức ảnh đẹp về chủ đề Tự hào truyền thống quê hương và thiết kế thành một tập san.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. - Phiếu học tập số 1. |
|
Phiếu học tập số 1:
Trường THCS:............ Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm 1: Đọc tình huống 1, hãy cho biết Vân đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Vân thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể nào? Trả lời: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Trường THCS:............ Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm 2: Đọc tình huống 2, hãy cho biết Hùng đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hùng thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể nào? Trả lời: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Trường THCS:............ Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm 3: Đọc tình huống 3, hãy cho biết em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao? Trả lời: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác