Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn âm nhạc lớp 7 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Hát: Hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện được sắc thái của bài hát Mùa xuân ơi; biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau, hát bè đơn giản.
  • Nghe nhạc: Cảm nhận được giai điệu và vận động theo nhịp điệu bài hát Sông Đakrong mùa xuân về.
  • Thường thức âm nhạc: Nhận biết và nêu được một số đặc điểm của cồng chiêng, đàn t’rưng Tây Nguyên.
  • Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu tăng trường độ nốt nhạc (dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp).
  • Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 4; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và ghép lời ca.

TIẾT 19

  • Học bài hát Mùa xuân ơi.
  • Nghe nhạc: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về.
  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát đúng giai điệu, lời ca bài Mùa xuân ơi.
  • Lắng nghe và biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Sông Đakrông màu xuân về. Nhớ tên tác giả sáng tác bài hát và nội dung bài hát viết về Tây Nguyên
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Cảm nhận được giai điệu, nội dung sắc thái của bài hát Mùa xuân ơi.
  • Biết thể hiện sắc thái và hát bằng các hình thức hát lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng, hát bè.
  • Cảm nhận được nét giai điệu phóng khoáng, khỏe khoắn, tươi vui, mang đậm tinh thần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên qua bài hát Sông Đakrông màu xuân về.
  1. Phẩm chất
  • Qua giai điệu lời ca của bài hát Mùa xuân ơi, Sông Đakrông màu xuân về, HS cảm nhận được không khí nhộn nhịp, hình dung được khung cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đua khoe sắc trên mọi miền của đất nước mỗi khi mùa xuân về.
  • HS biết trân trọng khoảnh khắc ấm áp khi nhà nhà quây quần bên nhau trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam.

 GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KNTT SOẠN CHI TIẾT:

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Nhạc cụ tiết tấu.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HỌC BÀI HÁT MÙA XUÂN ƠI

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS nghe lắng nghe một số bài hát: Mùa hoa phượng nở, Mùa thu ngày khai trường, Ngày Tết quê em, Áo mùa đông.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy lắng nghe nét giai điệu các bài hát và cho biết những bài hát đó nhắc đến mùa nào trong năm?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào nội dung: Có một bài hát miêu tả không khí nhộn nhịp, lắng nghe bài hát chúng ta sẽ hình dung được khung cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đua khoe sắc trên mọi miền của đất nước mỗi khi mùa xuân về. Để cùng nhau hát đúng giai điệu, lời ca bài hát, chúng ta cùng đi vào hoạt động Học hát bài Mùa xuân ơi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Học bài hát Mùa xuân ơi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe GV hát mẫu, HS cảm thụ âm nhạc; nắm được tên tác giả bài hát Mùa xuân ơi; tìm hiểu về bài hát qua cách chia câu, chia đoạn, nhạc lí; hát được bài hát Mùa xuân ơi đúng giai điệu, lời ca.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và thực hành.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi và thực hành hát.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hát mẫu bài hát Mùa xuân ơi, kết hợp vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về tính chất và nội dung của bài hát

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một vài nét chính về nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết bài hát được chia thành mấy đoạn?

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức nhạc lí: Dấu nhắc lại và kí hiệu khung thay đổi đã học ở Chủ đề 3 để áp dụng vào cách hát bài Mùa xuân ơi.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (theo mẫu tự chọn).

- Gv hướng dẫn HS:

+ Hát kết hợp vỗ tay trọng âm (phách 1, phách 3 của nhịp 4/4 và hát kết các câu hát, áp dụng kí hiệu dấu nhạc lí nhắc lại, khung thay đổi.

+ HS ghép đoạn và hoàn thiện cả bài.

+ HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp.- GV lưu ý HS: Chú ý những tiếng hát có dấu luyến, ngân dài như đã, về, đến, xuân, sang, mới, ước, chào, vui.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thực hành hát từng câu hát.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi, HS, cả lớp hát từng câu. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Học bài hát Mùa xuân ơi

a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- Bài hát Mùa xuân ơi có nhịp điệu vui tươi, rộn ràng, thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền ở Việt Nam. Nhà nhà xum vầy, hạnh phúc đón mùa xuân về và cùng chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

 

 

b. Giới thiệu tác giả

- Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951. Âm nhạc của ông có phong cách trẻ trung, trữ tình.

- Tác phẩm đầu tay của ông là bài hát Ơi cuộc sống mến thương (1979) được công chúng yêu thích.

- Một số sáng tác khác của ông như: Ngọn lửa trái tim, Như khúc tình ca, Kỷ niệm mùa hè, Cô bé dỗi hờn, Nhớ ơn thầy cô, Học đếm, Xúc xắc xúc xẻ, Những ước mơ,…

- Ông đã được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.

- Ngoài ra ông còn là một bác sĩ nha khoa, đã được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.

c. Tìm hiểu bài hát

- Bài hát được chia thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Xuân ơi xuân…mừng xuân vang.

+ Đoạn 2: Nghê âm vang…xuân đã về

d. Khởi động giọng

HS khởi động giọng.

e. Hướng dẫn hát

HS hát theo hướng dẫn của GV.

CÁC GIÁO ÁN ÂM NHẠC 7 KNTT KHÁC:

Giáo án Powerpoint âm nhạc 7 kết nối tri thức (cả năm)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS luyện tập hát bài Mùa xuân ơi theo các hình thức lĩnh xướng, hòa giọng, hát bè.
  3. Ni dung: HS thực hành luyện tập theo nhóm
  4. Sn phm hc tp: HS biểu diễn bài hát theo các hình thức.
  5. T chc thc hin:

- GV tổ chức cho HS thực hành luyện bài hát Mùa xuân ơi theo các hình thức:

+ Lĩnh xướng 1: Xuân ơi xuân! Xuân đã về....mừng đón xuân sang.

+ Lĩnh xướng 2: Xuân ơi xuân? Xuân đến rồi...mừng xuân sang.

+ Hòa giọng: Nghe âm vang...an vui.

(Cả lớp thực hiện).

+ Hát bè: Xuân ơi xuân!...Xuân đã về.

- GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập theo nhóm. GV hỗ trợ HS luyện tập.

- GV tổ chức cho các HS biểu diễn theo các hình thức, lưu ý thể hiện sắc thái của bài hát.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

CÁC TÀI LIỆU ÂM NHẠC 8 CHẤT LƯỢNG:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS nêu cảm nhận sau khi học bài hát Mùa xuân ơi; tiếp tục luyện tập bài hát.
  3. Ni dung: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, luyện tập thực hành.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận sau khi học xong bài hát Mùa xuân ơi và hướng dẫn HS tiếp tục luyện tập bài hát bằng các hình thức đã học.

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ: Bài hát có giai điệu vui tươi, rộn ràng, thể hiện sự lạc quan, yêu đời mỗi khi mùa xuân về, nhà nhà sum họp trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, yêu cầu HS Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng:

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

Câu 1. Tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện là:

  1. Ơi cuộc sống mến thương.
  2. Ngọn lửa trái tim.
  3. Như khúc tình ca.
  4. Kỷ niệm mùa hè.

Câu 2. Bài hát Mùa xuân ơi có nhịp điệu:

  1. Trầm buồn, suy tư.
  2. Vui tươi, rộng ràng.
  3. Sâu lắng.
  4. Nhẹ nhàng.

Câu 3. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện được trao tặng giải thưởng:

  1. Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.
  2. Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
  3. Giải Mai vàng.
  4. Âm nhạc cống hiến.

Câu 4. Hình thức hát hòa giọng trong bài Mùa xuân ơi được thể hiện ở câu hát:

  1. Xuân ơi xuân! Xuân đã về....mừng đón xuân sang.
  2. Xuân ơi xuân? Xuân đến rồi...mừng xuân sang.
  3. Nghe âm vang...an vui.
  4. Xuân ơi xuân!...Xuân đã về.

Câu 5. Bài hát Mùa xuân ơi nói về:

  1. Niềm vui đón Tết cổ truyền ở Việt Nam.
  2. Niềm hân hoan, hạnh phúc khi nhà nhà xum vầy, hạnh phúc đón mùa xuân về và cùng chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

- HS, tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án A.

Câu 2. Đáp án B.

Câu 3. Đáp án A.

Câu 4. Đáp án C.

Câu 5. Đáp án C.

- GV nhận xét, đánh giá.

NGHE NHẠC: BÀI HÁT SÔNG ĐAKRÔNG MÙA XUÂN VỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem video hình ảnh về khung cảnh mùa xuân, không khí đón Tết của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét những hình ảnh độc đáo, nét sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào nội dung học: Ngoài bài hát Mùa xuân ơi vừa học, chúng ta sẽ cùng nghe và tìm hiểu thêm một bài hát có giai điệu phóng khoáng, khỏe khoắn, tươi vui, mang đậm tinh thần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Chúng ta cùng đi vào hoạt động -      Nghe nhạc: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Nghe nhạc: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe bài hát Sông Đakrông mùa xuân về với tinh thần thoải mái, thư giãn; cảm nhận được giai điệu, lời ca bài hát.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, nghe bài hát và cảm nhận giai điệu, lời ca bài hát.
  3. Sản phẩm học tập: HS nghe nhạc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu bài hát: Sông Đakrông mùa xuân về do nhạc sĩ Tố Hải sáng tác trong một lần hành quân qua tỉnh Quảng Trị, ông dừng lại bên một dòng suối mà người dân đồng bào vùng cao gọi là suối ĐaKrông. Trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, ông đã viết ca khúc Sông Đakrông mùa xuân về với ý nguyện tặng riêng cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

- GV mời HS cùng nghe bài hát với tinh thần thoải mái, thư giãn, thả lỏng cơ thể, đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu bài hát.

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS lắng nghe và cảm nhận bài hát:

+ Bài hát mở đầu bằng những âm điệu thiết tha, nhẹ nhàng, hòa quyện với lời ca giàu hình ảnh như hiện ra một vùng núi rừng Tây Nguyên bao la, ngút ngàn.

- Âm nhạc dần dần dâng trào, hừng hực khí thế được ví như những dòng sông, con suối nước chảy xiết đổ ra biển lớn cho thấy sự mênh mang, rộng rãi và bền vững đến muôn đời như niềm tin của nhân dân vào cách mạng, vào sức mạnh của dân tộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe hát, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nghe nhạc: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về

HS nghe bài hát với tinh thần thoải mái, thư giãn.

 

 

 

 

 

 

C&D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP & VẬN DỤNG

  1. Mc tiêu: HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát Sông Đakrông mùa xuân về.
  2. Ni dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  3. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  4. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát Sông Đakrông mùa xuân về.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về với âm hưởng hào hùng, khỏe khoắn, phóng khoáng, trong sáng, tươi vui đã toát lên tình yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống cách mạng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

 

 

 

Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 7 sách mới, giáo án lớp âm nhạc 7 kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án âm nhạc 7 sách kết nối tri thức , giáo án âm nhạc lớp 7 KNTT trọn bộ

Giáo án lớp 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay