Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
BÀI 20: CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN
KHỞI ĐỘNG
Đây là nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại. Theo em, nam châm ở cần cẩu có phải là nam châm vĩnh cửu mà ta đã học không? Vì sao?
NỘI DUNG BÀI HỌC
Quan sát Hình 20.1 – Cấu tạo của nam châm điện, đọc thông tin mục I SGK trang 96 và trả lời câu hỏi:
Các thí nghiệm cho thấy, dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo ra nam châm, gọi là nam châm điện.
Cấu tạo của nam châm điện:
Hai đầu cuộn dây được nối với hai cực nguồn điện E thông qua khóa K.
Làm cách nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?
Để biết ống dây đã trở thành nam châm điện hay chưa, ta cho dòng điện chạy vào ống dây bằng cách đóng khóa K.
Chia HS thành các nhóm, quan sát Hình 20.2 SGK trang 97 và tiến hành thí nghiệm chế tạo nam châm điện đơn giản.
Cách làm:
Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện.
Thay đổi nguồn điện bằng cách tăng số pin, đóng công tắc điện
Thay đổi cực của nguồn điện
Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra kết luận gì về từ trường của nam châm điện?
Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây. Dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm cũng thay đổi.
Một số ứng dụng của nam châm điện
Cần cẩu dọn rác:
Nêu một số ứng dụng của nam châm điện mà em biết.
TỔNG KẾT
Cấu tạo của nam châm điện bao gồm ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực của nguồn điện. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.
Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây. Dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm cũng thay đổi.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy điền dấu (x) vào ô Đúng hoặc Sai các câu dưới đây nói về châm điện:
STT | Nói về nam châm điện | Đánh giá | |
Đúng | Sai | ||
1 | Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn |
| x |
2 | Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng | x |
|
3 | Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn. |
| x |
4 | Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây. | x |
|
Câu 2. Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện?
Ta thay đổi chiều dòng điện chạy vào dây dẫn.
Câu 3. Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây.
VẬN DỤNG
Dòng điện chạy vào động cơ điện thường rất lớn, có khi đến hàng nghìn ampe. Nếu để công tắc điện trực tiếp ở mạch điện này thì rất nguy hiểm, cho nên người ta dùng role điện từ. Sơ đồ hình bên mô tả ứng dụng của role điện từ: 1 – nam châm điện, 2 – thanh thép đàn hồi, 3 – công tắc điện, 4 – lò xo, 5 – động cơ điện. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.
Đóng khóa điện (K), nam châm điện (1) hoạt động, hút thanh thép đàn hồi (2); công tắc điện (3) đóng, dòng điện chạy vào động cơ (5). Muốn động cơ ngừng hoạt động thì ngắt khóa điện đầu vào, nam châm điện không còn từ tính, lò xo (4) kéo thanh thép lên, công tắc (3) ngắt điện chạy vào động cơ, động cơ ngừng hoạt động.
Đặc biệt:
=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (450k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại