Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HỒ NGỌC KHẢI - NGUYỄN THỊ TỐ MAI (đồng Tổng Chủ biên)
NGUYỄN VĂN HẢO (Chủ biên)
LƯƠNG DIỆU ÁNH - NGUYỄN THỊ ÁI CHIÊU
TRẦN ĐỨC LÂM - LƯƠNG MINH TÂN
Hướng dẫn sử dụng sách
Lời nói đầu
Chủ đề 1. Giai điệu tuổi hồng
Bài 1
Bài 2:
Bài 3
Bài 4
Bài 5:
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Bài 9
Chủ đề 4: Nhịp điệu quê hương
Bài 10
Bài 11
Bài 12
Bài 13
Hát: Khúc ca bốn mùa
Lí thuyết âm nhạc Nhịp 3 / 8
Bài 14
Bài 15
Bài 16
Bài 18
Bài 19
Bài 20
Bài 21
Bài 22
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất trong sáng, lạc quan của bài hát Ước mơ hồng.
- Biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài hát Ước mơ hồng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Chủ động trong học tập: biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
- Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
- Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
Năng lực riêng:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất trong sáng, lạc quan của bài hát Ước mơ hồng; sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động,…
- Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài Ước mơ hồng.
- Thực hiện được Bài thực hành số 1 trên sáo recoder hoặc thổi được gam Đô trưởng và Bài thực hành số 1 trên kèn phím.
- Nêu được đặc điểm của giọng Đô trưởng; nhận biết được một số bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng.
- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ, các bè và thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 1 – Nhịp điệu tuổi thơ.
3. Phẩm chất
- Yêu mái trường, có ý thức giữ gìn tài sản và bảo vệ lớp học, trường học.
- Biết tin yêu cuộc sống và nuôi dưỡng ước mơ đẹp cho tương lai.
- Đoàn kết, chan hòa với bạn bè.
- Tích cực, tự giác trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
- File âm thanh bài hát Ước mơ hồng, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ,….hình ảnh nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, file âm thanh bài hát Ước mơ tuổi thơ (nhạc và lời: Thập Nhất).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu
- PPDH: dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,…
- KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HÁT: ƯỚC MƠ HỒNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Vận động với nhạc
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: HS lắng nghe trích đoạn bài hát Ước mơ tuổi thơ.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe và vận động theo một số động tác mẫu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS nghe trích đoạn bài hát Ước mơ tuổi thơ (nhạc và lời Thập Nhất).
https://www.youtube.com/watch?v=5KEobweo5NI
- GV gợi ý (làm mẫu) động tác vận động để HS làm theo.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe giai điệu của bài hát và thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát thái độ và sự thể hiện động tác của HS khi nghe trích đoạn bài hát Ước mơ tuổi thơ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.
Hoạt động 2: Xem tranh chủ đề
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: HS quan sát tranh chủ đề và nhận xét về hoạt động của các bạn trong tranh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hoạt động của các bạn trong tranh và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh chủ đề SHS tr.5.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về hoạt động của các bạn trong tranh.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh minh họa chủ đề và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Hoạt động của các bạn trong tranh thể hiện sự khỏe khoắn, hồn nhiên.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học:
Bài 1: Hát - Ước mơ hồng ; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Bài thực hành số 1.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe bài hát Ước mơ hồng.
- Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe bài hát Ước mơ hồng và yêu cầu HS nêu cảm nhận chung về tính chất bài hát.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất bài hát Ước mơ hồng và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS lắng nghe bài hát Ước mơ hồng, kết hợp vận động nhẹ nhàng. https://www.youtube.com/watch?v=f4qEQUdMfKo - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát: A. Rộn ràng, phấn khởi. B. Trữ tình, đằm thắm. C. Trong sáng, tươi vui. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và cảm nhận về giai điệu bài hát Ước mơ hồng. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày, chia sẻ cảm nhận về giai điệu bài hát Ước mơ hồng. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Ước mơ hồng là bài hát có nhịp điệu nhé, lôi cuốn, giai điệu trong sáng, tươi vui. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được nội dung và ý nghĩa của bài hát.
- Nắm được đôi nét về tác giả Phạm Trọng Cầu.
- Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc về loại nhịp, cấu trúc, trường độ, các kí hiệu đặc biệt của bài hát.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả; nội dung, ý nghĩa bài hát và các kí hiệu âm nhạc liên quan.
- GV hướng dẫn HS chia câu hát.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung, ý nghĩa bài hát, ghi nhớ cách chia đoạn và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin SHS tr.7 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của bài hát Ước mơ hồng. - GV giới thiệu cho HS đôi nét về tác giả Phạm Trọng Cầu. - GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc về: loại nhịp, cấu trúc của bài, trường độ, các kí hiệu đặc biệt (dấu nối, dấu luyến, dấu quay lại – segno).
- GV lưu ý các quãng khó trong bài hát. - GV hướng dẫn HS chia câu hát trên bản nhạc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu về tác giả; nội dung, ý nghĩa bài hát và các kí hiệu âm nhạc liên quan. - HS chia câu hát theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày về nội dung, ý nghĩa bài hát và kí hiệu âm nhạc liên quan. - GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới.
| 2. Tìm hiểu bài hát - Tác giả: + Phạm Trọng Cầu sinh ngày 25/12/11935 tại Phnôm Pênh, Campuchia. + Sau ngày thống nhất đất nước, ông công tác ở Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, và là ủy viên Hội Âm nhạc thành phố. Từ năm 1976, ông đã cùng với một số nhạc sĩ khác thành lập nhóm Giới thiệu sáng tác mới tại Hội Trí thức yêu nước. + Ông mất năm 1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Tác phẩm: Ước mơ hồng, Trường là tôi, Cho con, Gieo hương vào đời,... - Bài hát Ước mơ hồng: Bài hát nói lên niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của tuổi thiếu niên với những ước mơ về một tương lai tươi đẹp. - Chia câu hát trên bản nhạc: + Câu 1: Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng. + Câu 2: Cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông. + Câu 3: Tuổi thơ đã cho em yêu tiếng ca học trò. + Câu 4: Vang khắp nẻo đường bay qua phố phường ôi tiếng hát ngàn mến thương. + Câu 5: Như chim sơn ca hát trên cao xanh bao la. + Câu 6: Tiếng chim sơn ca tiếng chim bay xa, tiếng ca vui vào mọi nhà. + Câu 7: Em như hoa xuân ngát hương thơm tràn lòng người. + Câu 8: Sắc hương tưng bừng lá hoa reo mừng đón mùa xuân sang. |
Hoạt động 3. Khởi động giọng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khởi động giọng theo mẫu âm bài hát.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát.
- GV sửa tư thế, khẩu hình và hơi thở cho HS.
c. Sản phẩm: Phần khởi động giọng của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời cả lớp khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. - GV mời đại diện tổ, nhóm, cá nhân khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV sửa tư thế, khẩu hình và hơi thở cho HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Khởi động giọng HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. |
Hoạt động 4. Dạy bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tập hát từng câu hát.
b. Nội dung: GV tập cho HS hát từng câu hát.
c. Sản phẩm: HS hát từng câu hát.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đàn từng câu cho HS tập hát. https://www.youtube.com/watch?v=9zSDSNnUbxA - GV lưu ý HS thực hiện các các dấu lặng móc đơn ở giữa các câu hát. - GV hát mẫu cho HS (khi sửa sai cho HS). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập từng câu hát theo sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, sửa sai cho HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời cả lớp hát từng câu hát. - GV mời đại diện tổ, nhóm, cá nhân hát từng câu hát. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, sửa sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nội dung mới. | 4. Dạy bài hát - Các quãng khó, đặc biệt là quãng 9: hát vừa nhẹ nhàng gõ theo phách (gõ nhẹ nhàng không thành tiếng) để xác định trường độ. - Nhấn vào đầu nhịp (phách 1) để ra tính chất nhịp 3/4, các chỗ đen chấm dôi thì miệng hát, tay gõ phách, đầu đếm theo. - Khi lên cao hát sao cho nhẹ nhàng, sáng và không quá to. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát được cả bài Ước mơ hồng; hát với nhạc đệm, kết hợp vận động gõ đệm theo phách bằng nhạc cụ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành hát cả bài Ước mơ hồng; hát với nhạc đệm, kết hợp vận động gõ đệm theo phách bằng nhạc cụ.
c. Sản phẩm: HS hát cả bài Ước mơ hồng với nhạc đệm kết hợp vận động gõ đệm theo phách bằng nhạc cụ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS cả bài hát Ước mơ hồng với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất trong sáng, lạc quan, sự uyển chuyển của nhịp 3/4, nhấn rõ hơn vào phách đầu ô nhịp, chú ý lấy hơi đúng chỗ.
https://www.youtube.com/watch?v=f4qEQUdMfKo
- GV hướng dẫn HS hát theo nhạc đệm, kết hợp vận động hoặc gõ đệm theo phách bằng nhạc cụ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hành hát cả bài Ước mơ hồng; hát với nhạc đệm, kết hợp vận động gõ đệm theo phách bằng nhạc cụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời cả lớp hát bài Ước mơ hồng; hát với nhạc đệm, kết hợp vận động gõ đệm theo phách bằng nhạc cụ.
- GV mời đại diện tổ, nhóm hát bài Ước mơ hồng; hát với nhạc đệm, kết hợp vận động gõ đệm theo phách bằng nhạc cụ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS thực hiện phần thể hiện.
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Biểu diễn bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát Ước mơ hồng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, sáng tạo hình thức biểu diễn bài hát Ước mơ hồng.
c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát Ước mơ hồng dưới hình thức đơn ca hoặc song ca, tốp ca; có gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và sáng tạo hình thức biểu diễn bài hát Ước mơ hồng: hình thức đơn ca hoặc song ca, tốp ca; có gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm, thể hiện bài hát dưới hình thức đơn ca hoặc song ca, tốp ca; có gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 4 nhóm thể hiện phần trình bày của mình.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát, lắng nghe và nhận xét phần thể hiện của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS có phần thể hiện tốt.
Hoạt động 2: Bài học giáo dục
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rút ra được bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS rút ra được bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em hãy rút ra bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc lời; lắng nghe lời ca, giai điệu của bài hát và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.
Bài học giáo dục phẩm chất qua nội dung bài hát:
+ Lạc quan trong cuộc sống.
+ Có ước mơ và phấn đấu để đạt được ước mơ.
+ Tin tưởng vào tương lai.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: