Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 13: BÁC HỒ KÍNH YÊU
TUẦN 28 – 29
- Hát, đọc được đoạn/bài thơ về Bác Hồ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Bác Hồ luôn yêu thương, quan tâm đến các cháu thiếu nhi, mong muốn các cháu thật thà, dũng cảm; biết liên hệ bản thân: Biết nhận lỗi nếu mắc lỗi; kính trọng, yêu quý Bác Hồ; đọc được 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và rút ra được nội dung liên hệ với nhân vật.
- Viết đúng chữ A hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm về Bác Hồ và từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác; đặt được câu về Bác Hồ.
- Trao đổi được về 1 – 2 việc làm của học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Các em nhỏ đến hết.
- Mẫu chữ viết hoa A (kiểu 2).
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Hát, đọc được đoạn/bài thơ về Bác Hồ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: - GV giới thiệu và yêu cầu HS nêu cách hiểu, suy nghĩ về tên chủ điểm: Trong tuần mới này, chúng ta sẽ tìm hiểu chủ điểm Bác Hồ kính yêu. Em hãy nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm. - GV tổ chức cho HS thi hát trước lớp về Bác Hồ. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói, việc làm của các nhân vật. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc Ai ngoan sẽ được thưởng lên bảng. Buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Bác Hồ luôn yêu thương, quan tâm đến các cháu thiếu nhi, mong muốn các cháu thật thà, dũng cảm; biết liên hệ bản thân: Biết nhận lỗi nếu mắc lỗi; kính trọng, yêu quý Bác Hồ; đọc được 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và rút ra được nội dung liên hệ với nhân vật. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu, phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ suy nghĩ, hành động của Bác Hồ; giọng Bác Hồ ấm áp, trìu mến; giọng các cháu thiếu nhi vui tươi, trong sáng; giọng Tộ hối hận, e dè. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: ùa, quây quanh, khẽ, trìu mến,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Thưa Bác,/ hôm nay/ cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo ạ.//;… - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD + non nớt: quá non, quá yếu. + khẽ: không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung. + trìu mến: biểu lộ tình yêu thương tha thiết. + … Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Khi đến trại nhi đồng, Bác Hồ cùng các em đi thăm những nơi nào? + Câu 2: Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì? + Câu 3: Đến lượt mình nhận kẹo, Tộ nói gì với Bác Hồ? + Câu 4: Vì sao Bác Hồ vẫn chia kẹo cho Tộ? - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. - GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ bản thân: Biết nhận lỗi nếu mắc lỗi ; kính trọng, yêu quý Bác Hồ. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại đoạn từ Các em nhỏ đến hết. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp đoạn từ Các em nhỏ đến hết. - GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Bác Hồ kính yêu. - GV yêu cầu HS đọc lại 5 điềuBác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS hoạt động trong nhóm nhỏ: nói được việc làm của Tộ phù hợp với điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ A hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ A hoa (kiểu 2) Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ A hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ A hoa. + Cấu tạo: gồm nét cong kín (cuối nét lượn vào trong) và nét móc ngược phải. + Cách viết: § Đặt bút trên ĐK dọc, giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét cong kín như chữ O hoa. § Lia bút lên theo ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét móc ngược phải, dừng bút giữa ĐK ngang 1 và 2, bên trái ĐK dọc 4. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ A hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ A hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Ai cũng đáng yêu. - GV nhắc lại quy trình viết chữ A hoa và cách nối từ chữ A hoa sang chữ i. - GV viết mẫu chữ Ai. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Ai và câu ứng dụng Ai cũng đáng yêu vào VTV. Hoạt động 3: Luyện viết thêm - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường! Tố Hữu - GV yêu cầu HS viết chữ A hoa, chữ Áo và câu thơ vào VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - GV nhận xét một số bài viết. 3. Luyện từ Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm về Bác Hồ và từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 3a. - GV yêu cầu HS đọc từ ngữ có trong các thẻ màu và chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng. - GV yêu cầu HS chữa bài bằng hình thức chơi tiếp sức ghép thẻ màu xanh với thẻ màu hồng. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Ghép các tiếng cho sẵn thành từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3b. - GV yêu cầu HS đọc các tiếng có trong búp sen. - GV yêu cầu HS ghép các tiếng cho sẵn để tạo thành các từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. - GV nhận xét. 4. Luyện câu Mục tiêu: Đặt được câu về Bác Hồ. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu về Bác Hồ theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS viết vào VBT câu vừa đặt. C. Vận dụng Mục tiêu: Trao đổi được về 1 – 2 việc làm của học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi 1 – 2 việc làm của học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - GV yêu cầu HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ về những việc làm phù hợp: làm việc nhà vừa sức, đoàn kết giúp đỡ bạn,... - GV mời một số nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét. | - HS lắng nghe, nêu cách hiểu, suy nghĩ về tên chủ điểm Bác Hồ kính yêu. - HS thi hát trước lớp về Bác Hồ. - HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS nghe GV hướng dẫn và giải thích nghĩa của một số từ khó. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Khi đến trại nhi đồng, Bác Hồ cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… + Câu 2: Bác Hồ hỏi các em học sinh chơi có vui không, ăn có no không, các cô có mắng phạt không, có thích Bác chia kẹo không. + Câu 3: Đến lượt mình nhận kẹo, Tộ nói với bác là hôm nay mình không vâng lời cô, chưa ngoan nên không được ăn kẹo. + Câu 4: Bác Hồ vẫn chia kẹo cho Tộ vì Tộ biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm. - HS nêu nội dung bài đọc: Bác Hồ luôn yêu thương, quan tâm đến các cháu thiếu nhi, mong muốn các cháu thật thà, dũng cảm. - Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS liên hệ bản thân. - HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp đoạn từ Các em nhỏ đến hết. - Một số HS khá, giỏi đọc cả bài. - HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Bác Hồ kính yêu. - HS đọc lại 5 điềuBác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - HS hoạt động nhóm nhỏ: nói được việc làm của Tộ phù hợp với điều thứ năm (thật thà, dũng cảm nhận lỗi) trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét. - HS nghe GV nhận xét. - HS quan sát mẫu chữ, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa. - HS quan sát, lắng nghe. - HS viết chữ A hoa vào bảng con. - HS tô và viết chữ A hoa vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Ai cũng đáng yêu: nói về tất cả mọi người đều trông xinh xắn, và đều đáng được yêu thương, trân trọng. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS viết chữ Ai và câu ứng dụng Aicũng đáng yêu vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: câu thơ nói về hình ảnh giản dị nhưng đẹp tươi của Bác Hồ cùng tình cảm của nhà thơ dành cho Bác. - HS viết chữ A hoa, chữ Áo và câu thơ và VTV. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS lắng nghe GV nhận xét một số bài viết. - HS đọc và xác định yêu cầu BT 3a. - HS đọc từ ngữ có trong các thẻ màu và chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng: mái tóc bạc phơ, đôi mắt tinh anh, nụ cười ấm áp, nước da hồng hào. - HS chơi tiếp sức, chữa bài. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3b. - HS đọc các tiếng có trong búp sen. - HS ghép các tiếng cho sẵn để tạo thành các từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ: kính yêu, kính mến, yêu quý, yêu mến, quý mến, mến yêu,... - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu BT 4: Đặt 2 – 3 câu về Bác Hồ có sử dụng từ ngữ ở bài tập 3. - HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành bài tập. - HS nghe GV nhận xét. - HS viết câu vừa đặt vào VBT. - HS xác định yêu cầu của hoạt động. - HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ. - Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí