Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Mùa đông vùng cao

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 4: Mùa đông vùng cao. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 10: BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP

TUẦN 21 – 22

BÀI 4: MÙA ĐÔNG VÙNG CAO (Tiết 15 – 20)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Nói được về những hình ảnh em thây trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  3. Năng lực riêng:

- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iu/iêu, oăn/oăng.

- Mở rộng được vốn từ về bốn mùa (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ màu sắc); đặt được câu hỏi Khi nào?; ghép được từ ngữ thành câu, sắp xếp câu thành đoạn văn.

- Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã chứng kiến theo gợi ý.

- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về bốn mùa.

- Chia sẻ được điều mình biết về một mùa trong năm.

  1. Phẩm chất:

- Biết liên hệ ản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Phương tiện dạy học
  2. Đối với GV

- Giáo án.

- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.

- Thẻ từ để HS làm BT3.

  1. Đối với HS

- SGK, vở bài tập.

- Bài văn về bốn mùa đã tìm đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1, 2

A. Khởi động

Mục tiêu: Nói được về những hình ảnh HS thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: màu sắc, các loại cây và hoa có trong bài đọc.

- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc lên bảng: Bức tranh vẽ cảnh mùa đông. Thông thường, nhắc đến mùa đông, người ta nghĩ ngay đến cái lạnh, cái rét buốt, nghĩ ngay đến sự u ám, thiếu sắc màu. Nhưng mùa đông trong một đoạn văn của Đỗ Bích Thúy lại đầy những vẻ đẹp màu sắc của loại cây và hoa. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài đọc hôm nay: Mùa đông vùng cao.

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước; biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc mẫu, giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng xen lẫn sự yêu mến bức tranh thiên nhiên vùng cao vào mùa đông.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: ùa, ngải đắng, tam giác mạch, ngợp trời,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài: Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng/ và ngả sang màu nâu đen/ vì sương muối.//; Cả dải núi,/ nương nhà này nối với nương nhà kia/ cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời//;...

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: sương muối (hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, trắng như muối), tam giác mạch (một loại cây lương thực được trồng ở miền núi), cây ngải đắng (còn gọi là cây ngải tây, thuộc họ cúc), nương (đất trồng trọt trên vùng đồi núi),...

Bước 2: Hoạt động theo cặp

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK.

Câu 1: Bài đọc nói về mùa nào? Ở đâu?

Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi như thế nào khi mùa đông đến?

Câu 3: Câu văn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt.” nói lên điều gì?

§ Tam giác mạch mọc chậm hơn cỏ.

§ Tam giác mạch mọc nhanh hơn cỏ.

§ Tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.

Câu 4: Cây tam giác mạch có gì đẹp?

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của bản thân về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- GV đọc lại đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc trước lớp đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.

- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài.

2. Viết

Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iu/iêu, oăn/oăng.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe – viết

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn Mưa cuối mùa, trả lời câu hỏi về nội dung.

- GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: giấc, chớp, sáng lòa, ì ầm,...; hoặc do ngữ nghĩa: giấc, gian.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV đọc từng cụm từ ngữ để HS viết vào VBT (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).

Bước 3: Hoạt động theo cặp

- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 2: Luyện viết chính tả - Phân biệt d/gi

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời một HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi người, thực hiện vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Luyện viết chính tả - Phân biệt iu/iêu, oăn/oăng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2c.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.

- GV và HS nhận xét.

Tiết 3, 4

3. Luyện từ

Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về bốn mùa (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ màu sắc).

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.

Bước 2: Hoạt động theo nhóm

- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ và ghi vào thẻ từ.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được.

- GV và HS nhận xét.

4. Luyện câu

Mục tiêu: Đặt được câu hỏi Khi nào?, ghép được từ ngữ thành câu, sắp xếp câu thành đoạn văn.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS nói trước lớp câu hỏi đặt được theo yêu cầu.

- GV mời một số HS khác nhận xét.

Hoạt động 2: Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4b.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT và chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.

- GV và HS nhận xét.

Hoạt động 3: Sắp xếp các câu vừa ghép thành đoạn văn

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 4c.

Bước 2: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn sau khi đã sắp xếp vào VBT.

- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và các bạn.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV nhận xét.

5. Kể chuyện (Nghe – kể)

Mục tiêu: Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

- GV kể chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung sự chú ý của HS:

+ Vì sao tất cả mọi loài ban đầu chỉ có bộ lông xám? Chúng ta sẽ cùng xem làm thế nào mà thỏ con lại có bộ lông màu trắng nhé!

+ Chúng ta cùng đoán xem thỏ con đã làm cách nào để mùa xuân đến?

+ Liệu mọi người có giúp thỏ con không?

+ Liệu mùa xuân có về?

- GV kể chuyện lần hai, yêu cầu HS kết hợp quan sát tranh minh họa để ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.

Hoạt động 2: Kể từng đoạn của câu chuyện

Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và câu hỏi gợi ý để kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật).

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời các nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- GV và HS nhận xét phần kể chuyện.

Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- GV và HS nhận xét phần kể chuyện.

- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em thích và giải thích lí do.

Tiết 5, 6

6. Luyện tập thuật việc được chứng kiến

Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã chứng kiến theo gợi ý.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nói về việc làm tốt của một người bạn

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS nói trong nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp.

- GV và HS nhận xét.

Hoạt động 2: Viết về việc làm tốt của một người bạn

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 6b.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói ở BT 6a vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.

- GV và HS nhận xét.

C. Vận dụng

1. Đọc mở rộng

Mục tiêu: Chia sẻ được một bài văn đã đọc về bốn mùa.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn đã đọc về bốn mùa

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1a.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm về tên bài văn, tác giả, tên mùa, nét riêng của mùa,…

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV và HS nhận xét.

Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT)

Bước 1: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn, tác giả, tên mùa, nét riêng của mùa,…

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.

- GV và HS nhận xét.

2. Chia sẻ về một mùa trong năm

Mục tiêu: Chia sẻ được điều mình biết về một mùa trong năm.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV nêu yêu cầu của BT 2.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi điều em biết về một mùa trong năm.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- GV và HS nhận xét.

- HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.

- HS đọc tên bài, kết hợp tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo GV.

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- HS giải thích nghĩa của một số từ khó, lắng nghe GV hướng dẫn, giải thích.

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Bài đọc nói về mùa đông, ở vùng cao.

+ Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi khi mùa đông đến:

§ Lá đào, lá mận: từ trên cành à rụng

§ Dòng suối: chảy à cạn nước

§ Thời tiết: chuyển lạnh: Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của đá.

§ Thân cây ngải: xanh tươi à khô lại, ngả sang màu nâu đen.

+ Câu 3: Câu văn nói lên tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.

+ Câu 4: Hoa cây tam giác mạch đẹp, trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ.

- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước.

- HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ bản thân.

- HS nêu cách hiểu về nội dung bài đọc, xác định giọng đọc, một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- HS đọc trước lớp.

- HS đọc cả bài.

- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi.

- HS đánh vần theo hướng dẫn của GV.

- HS nghe – viết.

- HS đổi chéo vở, soát lỗi.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2b.

- HS đọc đoạn văn và chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi người, thực hiện vào VBT: giữ lại, nước lại trong dần, xuôi theo dòng nước.

- Một số HS chia sẻ kết quả. Các HS còn lại lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c.

- HS thực hiện BT vào VBT:

+ Vần iu/iêu: mát dịu, kì diệu, chim liếu điếu, hót líu lo.

+ Vần oăn/oăng: dài ngoằng, ngoằn ngoèo, nhanh thoăn thoắt, nói liến thoắng.

- HS tự đánh giá bài làm của mình.

- HS chia sẻ kết quả. HS khác nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3.

- HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ và ghi vào thẻ từ.

- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.

+ Từ ngữ chỉ mùa: mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

+ Từ ngữ chỉ hoa, quả và màu sắc: hoa bắp, trắng, hoa bầu, hoa mơ, đỏ, hoa phượng, hoa vông, cam, quýt, vàng.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4a.

- HS đặt câu hỏi theo yêu cầu BT trong nhóm đôi:

+ Khi nào hoa mơ nở trắng như tuyết?

+ Hoa phượng đỏ rực khi nào?

+ Khi nào cam quýt chín vàng?

+ Cúc họa mi nở rộ khi nào?

- HS chia sẻ kết quả trước lớp. Một số HS kahcs nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS làm bài vào VBT, chia sẻ kết quả trong nhóm đôi:

+ Bầu trời ngày thêm xanh.

+ Rồi vườn cây ra hoa.

+ Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.

+ Nắng vàng ngày càng rực rỡ.

+ Vườn cây đâm chồi nảy lộc.

- Một số HS chia sẻ kết quả. Một số HS khác nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu BT 4c.

- HS sắp xếp đoạn văn vào VBT: Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Vườn cây đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Bầu trời thêm xanh.

- HS đánh giá bài làm của nhau.

- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

- HS nghe GV kể chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán.

- HS nghe GV kể chuyện lần thứ hai kết hợp quan sát từng tranh minh họa để ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.

- HS quan sát tranh và câu hỏi gợi ý để kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ.

- Các nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.

- Một số HS nhận xét phần kể chuyện của các bạn. Các HS lắng nghe, phản hồi.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS nói về nhân vật em thích và giải thích lí do.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS nói trong nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý.

- Một số nhóm trình bày trước lớp.

- Một số HS nhận xét. Các HS con lại lắng nghe.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói ở BT 6a vào VBT.

- Một số HS đọc bài trước lớp.

- Một số HS nhận xét. Các HS lắng nghe và phản hồi.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS chia sẻ với bạn trong nhóm về tên bài văn, tác giả, tên mùa, nét riêng của mùa,…

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét, lắng nghe, phản hồi

- HS viết vào Phiếu đọc sách.

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.

- HS nhận xét, lắng nghe, phản hồi.

- HS lắng nghe, xác định yêu cầu BT.

- HS trao đổi nhóm.

- Một số HS trình bày trước lớp.

- HS nhận xét, lắng nghe, phản hồi.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Mùa đông vùng cao

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 450k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 250k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 350k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 500k/cả năm - Powerpoint 650k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Mùa đông vùng cao, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay