Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
TUẦN 23 – 24
- Giải được câu đố về các loại trái cây; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp, đặc điểm riêng của các loại trái cây khi chín.
- Viết đúng chữ V hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ màu sắc, điền đúng dấu chấm, dấu chấm than và đặt được câu thể hiện sự ngạc nhiên.
- Thực hiện được trò chơi Nhìn hình đoán trái.
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình; biết nêu màu sắc của một số loại hoa, quả thường gặp và nói được câu tả màu sắc của loại hoa, quả đỏ.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành, hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi khổ thơ thứ hai và ba.
- Mẫu chữ viết hoa V.
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.
- Thẻ màu, ảnh hoặc vật thật một số loại trái cây.
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Giải được câu đố về các loại trái cây; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thi đố bạn về các loại trái cây mà em biết theo mẫu gợi ý. - GV giới thiệu và ghi tên bài mới lên bảng: Với chủ điểm về thiên nhiên, chúng ta đã đi tìm hiểu các văn bản về chim vàng anh, về loài ong. Đó là các loài động vật, côn trùng. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thực vật, cụ thể hơn là những loại trái cây trong bài đọc: Trái chín. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp, đặc điểm riêng của các loại trái cây khi chín; biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình; biết nêu màu sắc của một số loại hoa, quả thường gặp và nói được câu tả màu sắc của loại hoa, quả đó. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng đọc thong thả, vui tươi. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: xù xì, chín, tàn nhang, lấm chấm, xa-pô-chê,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: lấm chấm (có nhiều chấm nhỏ rải rác),... Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Khi chín, mít, dưa hấu, cà chua có đặc điểm gì? + Câu 2: Quả ớt, quả hồng, quả chuối tiêu khi chín được so sánh với những hình ảnh nào? + Câu 3: Nội dung bài thơ là gì? § Tên gọi và màu sắc của các loại trái cây. § Màu sắc, hình dáng của một số loại trái cây khi chín. § Tên gọi và hương vị của một số loại trái cây. + Câu 4: Em thích khổ thơ nào? Vì sao? Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại khổ thơ thứ hai và ba. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ khổ thơ thứ hai và ba. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS đọc trước lớp khổ thơ thứ hai và ba. - GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. GV tổ chức trò chơi theo phương pháp xóa dần để HS ghi nhớ. Bước 4: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Bảng màu kì diệu. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ: nêu màu sắc của hoa hồng, thanh long, xoài, hoa lay ơn; nói câu tả màu sắc của loài hoa hoặc quả mình chọn. (GV không gò ép HS theo những màu thường thấy, chỉ nhắc nhở hướng dẫn khi HS chọn/ nói màu, câu có nội dung ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục). - GV yêu cầu HS thực hiện vào VBT. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả. Tiết 3, 4 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ V hoa và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ V hoa Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ V hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ V hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ V hoa. + Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thẳng đứng và nét móc phải. + Cách viết: § Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dừng bút bên phải ĐK dọc 2, giữa ĐK ngang 3 và 4. § Không nhấc bút, hơi lượn lại ĐK dọc 2 để viết nét thẳng đứng, lượn trái một chút khi gần chạm ĐK ngang 1. § Không nhấc bút, lượn gần lại ĐK dọc 3 viết nét móc phải rồi dừng bút trên ĐK ngang 3, sau ĐK dọc 3. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ V hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ V hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Văn hay chữ tốt: Văn hay chữ tốt hay chữ tốt văn hay chỉ người học giỏi, thông minh tài hoa. - GV nhắc lại quy trình viết chữ V hoa, cách nối nét từ chữ V hoa sang chữ ă. - GV viết mẫu chữ Văn. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Văn và câu ứng dụng Văn hay chữ tốt vào VTV. Hoạt động 3: Luyện viết thêm Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: Việt Nam đẹp khắp trăm miền Bốn mùa một sắc trời riêng đất này Lê Anh Xuân à Nói đến vẻ đẹp bốn mùa của Việt Nam. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ V hoa, chữ Việt và câu thơ vào VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Bước 1: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. 3. Luyện từ Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ màu sắc. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS quan sát tranh và tìm từ ngữ chỉ màu sắc cho các sự vật trong tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. GV khuyến khích HS nêu từ ngữ chỉ màu sắc theo năng lực quan sát của em, không gò ép HS nêu theo từng từ. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. 4. Luyện câu Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu chấm than và đặt được câu thể hiện sự ngạc nhiên. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Đặt câu có từ ngữ chỉ màu sắc Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a, đọc lại các từ ngữ ở BT 3. - GV yêu cầu một số HS đặt câu trước lớp. GV mời một số HS nhận xét. - GV nhận xét. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết 1 – 2 câu vừa đặt vào VBT. Hoạt động 2: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4b. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, xác định vị trí đặt dấu chấm hoặc dấu chấm than phù hợp, đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu câu. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Viết câu có sử dụng dấu chấm than Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4c. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu theo yêu cầu của BT. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét câu. Bước 4: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào VBT. C. Vận dụng Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Nhìn hình đoán trái. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Nhìn hình đoán trái. - GV hướng dẫn HS cách chơi: nhìn hình ảnh, phán đoán là trái cây gì, và trả lời. Ai trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. - GV yêu cầu HS nêu đặc điểm riêng của một loại trái cây mà em thích. | - HS hoạt động nhóm đôi, thi đố bạn về các loại trái cây mà em biết theo mẫu gợi ý. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo GV. - HS đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS giải thích nghĩa của một số từ khó, nghe GV hướng dẫn. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Khi chín, § mít có đặc điểm: da cóc xù xì; § dưa hấu vỏ chín xanh; § cà chua vỏ chín đỏ. + Câu 2: Khi chín, quả ớt được so sánh sánh với ngọn lửa, quả hồng được so sánh với son, quả chuối được so sánh với tàn nhang lấm chấm + Câu 3: Nội dung của bài thơ là (2) Màu sắc, hình dáng của một số loại trái cây khi chín. + Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá nhân. - HS nêu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, đặc điểm riêng của các loài trái cây khi chín. - HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ bản thân. - HS nêu cách hiểu nội dung bài, xác định giọng đọc. - HS luyện đọc trong nhóm nhỏ khổ thơ thứ hai và ba. - Một số HS đọc trước lớp khổ thơ thứ hai và ba. - HS chơi trò chơi, ghi nhớ khổ thơ. - HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi. - Một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. Cả lớp nhận xét. - HS nghe GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Bảng màu kì diệu: Chọn màu phù hợp cho mỗi loại hoa, quả. Nói câu tả màu sắc của một loại hoa hoặc quả đó. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ: nêu màu sắc của hoa hồng, thanh long, xoài, hoa lay ơn; nói câu tả màu sắc của loài hoa hoặc quả mình chọn. - HS thực hiện vào VBT. - Một số nhóm trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả. - HS quan sát mẫu chữ V hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ V hoa. - HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ V hoa. - HS viết chữ V hoa vào bảng con. - HS tô và viết chữ V hoa vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Văn hay chữ tốt. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS viết chữ Văn và câu ứng dụng Văn hay chữ tốt vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ. - HS viết chữ V hoa, chữ Việt và câu thơ vào VTV. - HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc phù hợp với mỗi *. - HS hoạt động nhóm đôi, tìm từ ngữ chỉ màu sắc cho các sự vật trong tranh. VD: + Hoa sen hồng. + Hoa cúc vàng. + Con sóc màu nâu xám. + Con bò màu nâu nhạt. + Con quạ màu đen/ lam tía. - Một số HS trình bày kết quả. Một số HS khác nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT 1a: Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3. - Một số HS đặt câu trước lớp. Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe. VD: Hoa mai vàng./ Tóc của mẹ đen óng./ Em thích màu hồng./… - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS viết 1 – 2 câu vừa đặt vào VBT. - HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào các ô vuông trong đoạn văn. - HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành bài tập: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. à Thứ tự lần lượt trong các ô vuông: dấu chấm than, dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm - Một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét. - HS nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4c: Viết một câu có sử dụng dấu chấm than thể hiện sự ngạc nhiên của em khi thấy một cảnh đẹp. - HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu theo yêu cầu. VD: + Ôi, đẹp quá! + Òa, cảnh ở đây trông thật tuyệt vời! + … - Một số HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. Cả lớp nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS viết vào VBT. - HS lắng nghe, xác định yêu cầu của hoạt động. - HS lắng nghe. - HS nêu đặc điểm riêng của một loại trái cây mà em thích. |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác