Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 - 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV yêu cầu trả lời câu hỏi: Giới thiệu về nơi em thường đọc sách theo gợi ý: + GV dẫn dắt vào bài học: Các em thường đọc sách ở thư viện nhà trường, nhà sách, phòng học hay đơn giản là đọc sách cùng bố mẹ. Nhưng cũng có những thư viện sách được bố trí và sắp đặt đặc biệt hơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thư viện độc đáo này trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Góc nhỏ yêu thương. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Góc nhỏ yêu thương SHS trang 109 với giọng đọc thong thả, vui tươi. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? Quan sát tranh, em thấy thư viện có gì đặc biệt? - GV đọc mẫu toàn bài: + Giọng đọc thong thả, vui tươi, nhấn mạnh ở những từ ngữ chỉ thư viện xanh và các đồ vật ở thư viện như: rợp mát, bắt mắt, hay và đẹp; các hoạt động của học sinh ở thư viện như: chia sẻ câu chuyện, ngồi đọc sách trên xích đu, nằm đọc thoải mái. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS: + Luyện đọc một số từ khó: rợp mát, chia sẻ, xích đu, thánh thót. + Luyện đọc một số câu dài: Giờ ra chơi,//chúng em chạy ùa đến đây để gặp lại//những người bạn bước ra từ trang sách; Có rất nhiều loại sách hay và đẹp//để chúng em đọc như Truyện cổ tích,//Những câu hỏi vì sao,//Vũ trụ kì thú,... Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 3 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): Từ đầu đến “trang sức”. + HS2 (Đoạn 2): Tiếp theo đến “khúc nhạc vui”. + HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm, trả lời câu hỏi SHS trang 110; rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giải nghĩa một số từ khó: + Rợp mát: nhiều cây che bóng mát. + Thánh thót: hót vang lên. + Truyện cổ tích: truyện kể dân gian thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, mang yếu tố thần kì. + Vũ trụ: khoảng không gian vô cùng vô tận, chứa các thiên hà. + Kì thú: có tác dụng gây hứng thú đặc biệt. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm để chuẩn bị trả lời câu hỏi mục Cùng tìm hiểu SHS trang 110. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Thư viện xanh nằm ở đâu? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Chỗ đặt sách, báo của thư viện xanh có gì lạ? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Vì sao thư viện xanh được gọi là “góc nhỏ yêu thương”? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Nếu trường em có thư viện xanh, em muốn nơi đó như thế nào? + GV hướng dẫn HS đọc lại bài đọc Góc nhỏ yêu thương, tưởng tượng, mong muốn nếu trường em có thư viện xanh, em muốn nơi đó như thế nào (thư viện được đặt ở đâu; trang trí, sắp đặt như thế nào; trưng bày những loại sách, báo gì,...) + GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS xác định giọng đọc phù hợp cho bài đọc; HS nghe GV đọc lại đoạn từ đầu đến “trang sách”; HS luyện đọc đoạn từ đầu đến “trang sách”; HS khá giỏi đọc cả bài. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS xác định lại một lần nữa giọng đọc của bài đọc Góc nhỏ yêu thương. - GV đọc lại đoạn từ đầu đến “trang sách”. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn từ đầu đến “trang sách”. - GV mời 1-2 HS xung phong đọc trước lớp đoạn từ đầu đến “trang sách” - GV mời 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Hoạt động 4: Nghe – viết a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả trong bài Ngôi trường mới (từ “Em bước vào lớp” đến “nắng mùa thu”); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn văn vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt đông cả lớp - GV đọc đoạn mẫu 1 lần đoạn chính tả trong bài Ngôi trường mới (từ “Em bước vào lớp” đến “nắng mùa thu”) - GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn có nội dung gì? - GV giải nghĩa cho HS một số từ ngữ khó: + Gỗ xoan đào: loại gỗ lấy từ cây xoan đào – một loại cây thân gỗ. + Vân: những đường cong lượn song song hình thành tự nhiên trên mặt gỗ, trên mặt đá hay đầu ngón tay. - GV hướng dẫn HS đọc, đánh vần một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: bỡ ngỡ, trắng. - GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai. - GV hướng dẫn HS: lùi vào 1 ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học). - GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần. - GV đọc soát lỗi chính tả. - GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết. Hoạt động 5: Luyện tập chính tả - Phân biệt g/gh a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa Bài tập 2b, tìm tên đồ vật chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc chữ gh; viết câu trả lời vào vở bài tập. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2b: Tìm tên đồ vật chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc chữ gh. - GV yêu HS quan sát tranh minh họa: - GV hướng dẫn HS: quan sát các đồ vật trong tranh, gọi tên các đồ vật chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc chữ gh. Ví dụ: ghế. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, tìm câu trả lời và viết vào vở bài tập. - GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, khen ngợi nhóm tìm được nhanh và nhiều tên các đồ vật chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc chữ gh. Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - Phân biệt au/âu, ac/at a. Mục tiêu: HS chọn tiếng trong ngoặc đơn (au/âu, ac/at) phù hợp với mỗi ;điền từ phù hợp vào vở bài tập. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi - GV hướng dẫn HS: HS đọc đoạn văn trong ô màu vàng và ô màu xanh. Chọn các từ trong ngoặc đơn (au/âu, ac/at) phù hợp với mỗi Bước 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, tìm câu trả lời và viết vào vở bài tập. - GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, khen ngợi. | - HS trả lời: Nơi em thường đọc sách: thư viện, nhà sách, phòng học,... - HS trả lời: + Các bạn trong tranh đang ngồi đọc sách. + Quan sát tranh, em thấy thư viện được đặt dưới những tán cây xanh mát. Sách báo được đặt trong những chiếc hộp, tủ có màu sắc bắt mắt. Các bạn ngồi đọc sách trên những chiếc ghế và xích đu làm bằng lốp cao su - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - HS đọc thầm. - HS trả lời: Thư viện xanh nằm dưới vòm cây rợp mát. - HS trả lời: Chỗ đặt sách, báo của thư viện xanh có điều lạ: sách, báo được đặt trong những túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt. - HS trả lời: Thư viện xanh được gọi là “góc nhỏ yêu thương” vì ở đó các bạn nhỏ được làm, bạn cùng sách báo và thiên nhiên tươi đẹp. - HS trả lời: Tình cảm yêu quý ngôi trường của bạn nhỏ; liên hệ bản thân: cần biết yêu quý ngôi trường của mình - HS trả lời tùy theo hiểu biết, tư duy của mỗi HS. - HS trả lời: Bài đọc nói về thư viện xanh là thư viện ngoài trời, có nhiều góc đọc sách thú vị, là góc nhỏ yêu thương của các bạn học sinh trong trường. + Liên hệ bản thân: yêu quý thư viện. - HS trả lời: Giọng đọc thong thả, vui tươi, nhấn mạnh ở những từ ngữ chỉ thư viện xanh và các đồ vật ở thư viện như: rợp mát, bắt mắt, hay và đẹp. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - Nội dung của đoạn văn: Sự bỡ ngỡ của bạn nhỏ khi bước vào lớp, lớp học sáng lên và thơ tho trong nắng mùa thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu, đọc. - HS viết nháp. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chuẩn bị viết bài. - HS viết bài. - HS soát lỗi. - HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình - HS đọc bài. - HS quan sát tranh minh họa. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày: gương, gối, ghế, ngựa gỗ, ghép hình. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + bắt sâu, phía sau. + gốc cây, câu cá. + giải khát, loại trà khác nhau. + các bạn, bãi cát. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí