Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Út tin

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 4: Út tin. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: ÚT TIN (TIẾT 15-20)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nói được những điểm đáng yêu ở một người bạn của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Nét đáng yêu của Út Tín san khi cắt tóc; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người, giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.
  • Nhìn - viết đúng đoạn thơ; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt g/gh.
  • Mở rộng được vốn từ về trẻ em (từ ngữ có tiếng sách, học); đặt được câu với từ ngữ tìm được.
  • Nghe - kể được từng đoạn của câu chuyện Thử tài theo tranh và câu gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Lập được thời gian biều một buổi trong ngày.
  • Chia sẻ được một bài đã đọc về trẻ em.
  • Trang trí được thời gian biểu và nói với bạn một việc làm em viết trong thời gian biểu.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng sự chăm chỉ, tính tự giác, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip truyện Thử tài (nếu có).
  • Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở Bài tập 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
  • Bảng tên chữ cái hoàn thiện.
  1. Đối với học sinh
  • Bút màu và vật đụng để trang trí thời gian biểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1-2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nói về những điểm đáng yêu của một người bạn theo gợi ý sau:

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong lớp chúng ta, chắc chắn sẽ có những đôi bạn chơi thân với nhau. Chúng ta thích chơi với bạn không chỉ vì lí do bạn là người học rất giỏi, là tấm gương để học tập, bạn ở gần nhà chúng ta mà còn có thể ở những nét rất đáng yêu của bạn. Bài học ngày hôm nay cũng sẽ tìm hiểu về những nét đáng yêu của một người bạn tên là Út Tin. Chúng ta cùng vào Bài 4: Út Tin để tìm hiểu về những nét đáng yêu đó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Út Tin SHS trang 21 với giọng đọc thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm riêng của Út Tin.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc, trả lời câu hỏi: Quan sát bức tranh, em cảm thấy Út Tin là cậu bé như thế nào?

- GV đọc mẫu toàn bài:

+ Giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm riêng của Út Tin sau khi cắt tóc.

+ Hai câu cuối giọng vui tươi, tự hào vì Út Tin đã lớn hơn.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Một số từ khó: xén, lém lỉnh, trêu.

+ Một số câu dài: Tôi thấy như/ có trăm vì sao bé tí/ cùng trồn trong mắt em// Hai má phúng phính/ bỗng thành cái bánh sữa/ có rắc thêm mấy hạt mè//.

- GV mời 3 HS đọc bài:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “gọn gàng”.

+ HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “trốn trong mắt em”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, luyện đọc theo 3 đoạn.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc; trả lời câu hỏi trong SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. 

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa của một số từ khó:

+ Vệt: hình dài nổi rõ trên bề mặt một vật, do tác động của một vật khác đi qua.

+ Dô: lồi lên cao hoặc nhô ra phía trước quá mức bình thường.

+ Lém lỉnh: tỏ ra tinh khôn.

+ Hếch: chếch lên phía trên.

+ Hệt: giống đến mức trông không khác một chút nào.

+ Phúng phính: béo, căng tròn, thường dùng gợi tả mặt, má của trẻ em.

+ Béo: véo.

- GV hướng dẫn HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 22.

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Đôi mắt của Út Tin có gì đẹp?

+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Vì sao tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má?

+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 3 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 2-3 HS đại diện trả lời câu hỏi.

- Sau khi trả lời câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu, GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học.

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Cần tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người, giữ gìn những nét đáng yêu.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài Út Tin.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV nhắc lại, hướng dẫn HS đọc bài:

+ Giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm riêng của Út Tin sau khi cắt tóc.

+ Hai câu cuối giọng vui tươi, tự hào vì Út Tin đã lớn hơn.

- GV đọc đoạn từ “Quanh hai tai” đến “trong mắt em”.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, đoạn từ “Quanh hai tai” đến “trong mắt em”.

- GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 4: Nhìn – viết

a. Mục tiêu: HS đọc 2 khổ thơ cuối bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?, hiểu được nội dung của đoạn thơ; nhìn viết từng dòng thơ vào vở tập viết.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt đông cả lớp

- GV đọc 2 khổ thơ cuối bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn thơ vừa đọc nói về nội dung gì?

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: gặt hái, ước mong.

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- GV hướng dẫn HS: lùi vào 3-4 ô đầu mỗi dòng thơ. Viết dấu chấm cuối câu (không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).

- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS:

+ Nhìn từng dòng thơ viết vào vở tập viết.

+ Đổi bài viết cho bạn bên cạnh, cùng soát lỗi.

- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 5: Làm quen với tên gọi một số chữ cái

a. Mục tiêu: HS quan sát bảng chữ cái, tìm được chữ cái thích hợp với mỗi ; học thuộc tên các chữ cái trong bảng.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt đông cả lớp

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu câu Bài tập 2b: tìm được chữ cái thích hợp với mỗi học thuộc tên các chữ cái trong bảng.

- GV yêu cầu HS quan sát các chữ cái trong bảng một lần.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV cho HS chơi trò Tiếp sức. HS ghép thẻ từ ghi chữ cái phù hợp với thẻ từ ghi tên chữ cái.

- GV yêu cầu HS đọc lại bảng tên chữ cái đã hoàn thành.

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc bảng chữ cái.

Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - Phân biệt g/gh

a. Mục tiêu: HS quan sát, chọn đúng chữ g hoặc chữ gh thay cho ; HS nêu kết quả và nói thời gian bạn nữ làm mỗi việc trong ngày.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu Bài tập 2c: Chọn chữ g hoặc chữ gh thích hợp với mỗi

+ GV hướng dẫn HS quan sát tranh, lần lượt chọn chữ g hoặc gh, tạo thành từ thích hợp.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV mời 2-3 HS đại diện trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS nêu kết quả và nói thời gian bạn nữ làm mỗi việc trong ngày.

- HS trả lời.

- HS trả lời: Quan sát bức tranh, em cảm thấy Út Tin là một cậu bé lanh lợi, vui vẻ, hoạt bát, đáng yêu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin trông lém lỉnh hẳn.

- HS trả lời: Đôi mắt của Út Tin hệt như vì sao đang cười.

- HS trả lời: Út Tin không thích bị béo má vì Út Tin đã là học sinh lớp 2 rồi.

- HS trả lời: Nội dung của bài học nói về nét đáng yêu của Út Tin sau khi cắt tóc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- HS trả lời: Nội dung đoạn thơ nói về việc người bố giải thích cho người ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng, trong trang vở hồng của con.

- HS đọc từ ngữ khó.

- HS viết nháp.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi cho nhau.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

- HS trả lời:

STT

Chữ cái

Tên chữ cái

10

g

giê

11

h

hát

12

i

i

13

k

ca

14

l

e-lờ

15

m

em-mờ

16

n

en-nờ

17

o

o

18

ô

ô

19

ơ

ơ

- HS trả lời:

+ Ngủ dậy, xếp chăn gối.

+ Tắm gội.

+ Ăn tối, lau bàn ghế.

- HS trả lời: Bạn nữa làm mỗi việc trong ngày rất hợp lí và khoa học.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Út tin

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Út tin, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay