Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 - 2 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Nói về những việc em thích làm theo gợi ý. + GV dẫn dắt vào bài học: Các em thích làm thật là nhiều việc. Có em thích làm việc nhà giúp ông bà, bố mẹ; có em lại thích làm những việc theo sở thích cá nhân. Như vậy, xung quanh chúng ta mọi người đều làm việc đúng không nào? Công việc tuy lúc nào cũng bận rộn và nhộn nhịp nhưng chúng ta lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ và hào hứng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các loài vật, các đồ vật và bạn nhỏ trong bài đọc làm những công việc gì. Chúng ta cùng vào Bài 2: Làm việc thật là vui. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Làm việc thật là vui SHS trang 29 với giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, rõ tên và việc làm của mỗi người, mỗi vật. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em hãy đoán xem mỗi con vật, đồ vật và các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì ? - GV đọc mẫu toàn bài: + Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, rõ tên và việc làm của mỗi người, mỗi vật. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: tích tắc, rực rỡ, tưng bừng, bận rộn, nhộn nhịp. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 3 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “màu vải chín”. + HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tưng bừng”. + HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc để trả lời phần Cùng tìm hiểu trong SHS trang 30; nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Mùa màng: cây trồng trong vụ sản xuất nông nghiệp. + Sắc xuân: cảnh sắc tươi đẹp, đầy sức sống của mùa xuân. + Tưng bừng: nhộn nhịp, vui vẻ (thường nói về quang cảnh). Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc. - GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu SHS trang 30. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Nói về hoạt động của từng vật, con vật được nhắc đến trong bài đọc. + GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 1,2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Bé làm những việc gì? + GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 3 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Bé cảm thấy như thế nào khi làm việc? + GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 3 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Chọn từ ngữ phù hợp để nói về bé. + GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 3, nêu nội dung chính của đoạn từ đó chọn từ ngữ phù hợp để nói về bé. + GV mời đại diện 2-3HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc đoạn cuối bài văn bản Làm việc thật là vui từ “Như mọi vật” đến “nhộn nhịp, cũng vui”. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc đoạn cuối bài văn bản Làm việc thật là vui từ “Như mọi vật” đến “nhộn nhịp, cũng vui”. - GV yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn văn
Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn cuối bài văn bản Làm việc thật là vui từ “Như mọi vật” đến “nhộn nhịp, cũng vui”. - GV mời 1-2HS đọc đoạn văn - GV mời 1 HS khá giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 4: Nghe – viết a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu 1 lần đoạn chính tả trong văn bản Làm việc thật là vui (từ “Bé làm bài” đến hết); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt đông cả lớp - GV đọc đoạn chính tả trong văn bản Làm việc thật là vui (từ “Bé làm bài” đến hết). - GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn vừa đọc nói về nội dung gì? - GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: quét nhà, bận rộn, nhộn nhịp. - GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai. - GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu việt đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học). - GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần. - GV đọc soát lỗi chính tả. - GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết. Hoạt động 5: Làm quen với tên gọi một số chữ cái a. Mục tiêu: HS làm quen, nêu và học thuộc được các chữ cái trong bảng phần Bài tập 2b SHS trang 30. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi . Học thuộc tên các chữ cái trong bảng. - GV yêu cầu HS quan sát các chữ cái trong bảng một lần. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV cho HS chơi trò Tìm bạn theo nhóm. HS ghép thẻ từ ghi chữ cái phù hợp với thẻ từ ghi tên chữ cái. - GV yêu cầu HS đọc lại bảng tên chữ cái đã hoàn thành. - GV hướng dẫn HS đọc thuộc bảng chữ cái. Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - Phân biệt s/x, en/eng a. Mục tiêu: HS chọn s/x, en/eng cho phù hợp điền vào mỗi ;đặt câu với từ ngữ vừa tìm được. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2c: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với mỗi - GV hướng dẫn HS lần lượt điền s/x, en/eng sao cho tạo được chữ, vần phù hợp. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV cho HS chơi trò Tiếp sức, từng HS trong nhóm lần lượt điền điền s/x, en/eng sao cho tạo được chữ, vần phù hợp. - GV nhận xét kết quả. - GV yêu cầu HS đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được. | - HS trả lời. - HS trả lời. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc thầm. - HS trả lời: + Đồng hồ tích tắc báo phút báo giờ. + Con gà gáy báo mọi người thức dậy. + Chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. + Tu hú kêu tu hú tu hú, báo hiệu mùa vải sắp chín. - HS trả lời: Bé làm những việc: làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em. - HS trả lời: Khi làm việc, bé cảm thấy lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui. - HS trả lời: Từ ngữ phù hợp để nói về bé: chăm chỉ. - HS rút ra ý nghĩa bài học: Xung quanh ta mọi người, mọi vật đều làm việc. Công việc đem lại niềm vui cho mọi người, mọi vật. + HS liên hệ bản thân: biết làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS trả lời: Nội dung của đoạn văn nói về những việc bé thích làm, bé cảm thấy vui khi làm việc. Bé là một người chăm chỉ. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc bài. - HS trả lời: Đoạn văn nói về các công việc mà bé làm. Bé cảm thấy lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui. - HS luyện đọc. - HS viết nháp. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị viết bài. - HS viết bài. - HS soát lỗi chính tả. - HS chú ý lắng nghe và tự soát lại bài của mình; đổi vở cho nhau để soát lỗi. - HS trả lời:
- HS đọc bảng chữ cái. - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi: § Chia sẻ, xung phong, sum họp. § Áo len, cái kẻng, dế mèn. - HS trả lời: Ví dụ: Mẹ đan áo len cho em. |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác