Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 - 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Cùng bạn kể tên các môn em học ở lớp 2. + GV dẫn dắt vào bài học: Hàng ngày các em đi học đều học rất nhiều môn, mỗi một ngày, mỗi một buổi sáng – chiều các em đều học những môn học khác nhau. Vậy làm thế nào để các em có thể nhớ được lịch, học bài và chuẩn bị bài học một cách chính xác và đầy đủ nhất? Thời khóa biểu ghi nội dung các buổi học, các tiết học, các ngày học sẽ giúp chúng ta điều đó. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 2: Thời khóa biểu để tìm hiểu về Thời khóa biểu lớp 2B, trường tiểu học Kim Đông (năm học 2021-2022). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài Thời khóa biểu để tìm hiểu về Thời khóa biểu lớp 2B, trường tiểu học Kim Đông (năm học 2021-2022) trong SHS trang 117. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu toàn bài: + Đọc theo từng ngày và theo buổi. + Đọc theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 2 HS đọc văn bản: + HS1: đọc theo buổi sáng. + HS2: đọc theo buổi chiều. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm, trả lời câu hỏi SHS trang 118; rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giải nghĩa một số từ khó: + Thời khóa biểu: bảng kê thời gian lên lớp các môn học khác nhau của từng ngày trong tuần. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm để chuẩn bị trả lời câu hỏi mục Cùng tìm hiểu SHS trang 118. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Đọc thời khóa biểu theo từng ngày (thứ - buổi - tiết). M: Thứ Hai: Buổi sáng: Tiết 1 – Hoạt động trải nghiệm, tiết 2 – Tiếng Việt,... Buổi chiều: Tiết 1 – Ngoại ngữ,... + GV hướng dẫn HS quan sát, đọc câu mẫu để đọc bài. . + GV mời đại diện 1-2 HS đọc bài trước lớp. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Đọc thời khóa biểu theo buổi (buổi – thứ - tiết). M: Buổi sáng: Thứ Hai: Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm. Tiết 2: Tiếng Việt. + GV hướng dẫn HS quan sát, đọc câu mẫu để đọc bài. . + GV mời đại diện 1-2 HS đọc bài trước lớp. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Kể tên các tiết học của lớp 2B vào ngày thứ năm. + GV hướng dẫn HS: tìm cột “Thứ Năm”, đọc tên các tiết học của lớp 2B vào buổi sáng và buổi chiều. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Vì sao học sinh cần thời khóa biểu? + GV hướng dẫn HS để trả lời câu hỏi 4, HS trả lời câu hỏi thời khóa biểu là gì, nhìn vào thời khóa biểu em biết và làm được việc gì,... + GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. + GV có thể bổ sung thêm câu trả lời: Dựa vào thời khóa biểu học, các em sẽ cân bằng các tiết học trong lớp lẫn ngoài lớp, nhằm đem lại thành tích học tập cao trong các kỳ thi. Một thời khóa biểu càng chi tiết, rõ ràng thì các em càng dễ áp dụng và đạt thành tích tốt hơn. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS đọc thời gian buổi một buổi trong nhóm; đọc nối tiếp thời khóa biểu thời buổi. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc lại một lần nữa toàn Thời khóa biểu. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS: + Đọc thời gian biểu một buổi trong nhóm. + Đọc nối tiếp thời khóa biểu thời buổi. - GV mời 2-3 HS đọc thời gian biểu một buổi trong nhóm. Hoạt động 4: Nghe – viết a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả trong bài Chuyện của thước kẻ (từ đầu đến “cả ba”); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn văn vào vở bài tập. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt đông cả lớp - GV đọc đoạn mẫu 1 lần đoạn chính tả trong bài Chuyện của thước kẻ (từ đầu đến “cả ba”). - GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn có nội dung gì? - GV hướng dẫn HS đọc, đánh vần một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: cặp sách, thắng tắp. - GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai. - GV hướng dẫn HS: lùi vào 1 ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học). - GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở bài tập. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần. - GV đọc soát lỗi chính tả. - GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết. Hoạt động 5: Luyện tập chính tả - Phân biệt g/gh a. Mục tiêu: HS tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh dùng để chỉ: loại quả, con vật. b.Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh dùng để chỉ: § Một loại quả vỏ có gai, khi chín màu đỏ, thường dùng để nấu xôi. § Con vật thường gáy báo hiệu ngày mới. § Con vật gần giống cua biển, vỏ có hoa, càng dài. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa Bài tập: Bước 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi: + Đọc 3 câu văn về con vật, loại quả trong bài, quan sát tranh minh họa bài đọc; sắp xếp tên con vật, loại quả trong tranh sao cho phù hợp với mỗi câu văn giới thiệu về con vật, loại quả. + Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh để chỉ con vật, loại quả. - GV mời 2-3 HS đại diện trình bày kết quả. Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - Phân biệt ch/tr, ao/au a. Mục tiêu: HS giải đố, chọn chữ ch/tr, vần ao/au (thêm dấu thanh nếu cần) thích hợp với mỗi b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2c: Chịn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi - GV hướng dẫn HS: + HS chọn chữ ch/tr, vần ao/au (có thêm dấu thanh, nếu cần). + HS đọc lại 2 bài ca dao sau khi đã điền hoàn chỉnh, giải đố. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. | - HS trả lời: Các môn em học ở lớp 2: Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức. Âm Nhạc. Mĩ thuật, Tự nhiên và xã hội, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - HS đọc thầm. - HS đọc bài. - HS đọc bài. - HS trả lời: Tên các tiết học của lớp 2B vào ngày thứ năm: + Sáng: Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật. + Chiều: Âm nhạc, Tự học có hướng dẫn. - HS trả lời: HS cần thời khóa biểu vì: thông qua khóa biểu, HS có thể sắp xếp các môn học theo đúng yêu cầu của nhà trường và tự điều chỉnh thời gian ôn tập, học bài các môn học sao cho hợp lý. - HS trả lời: Thời khóa biểu giúp em biết được các môn học trong ngày, trong tuần học. + Liên hệ bản thân: biết học và làm việc theo thời khóa biểu. - HS lắng nghe, đọc thầm. - HS lắng nghe, thực hiên. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - Nội dung của đoạn văn: Thước kẻ chung sống vui vẻ với bút mực, bút chì. - HS lắng nghe, tiếp thu, đọc. - HS viết nháp. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chuẩn bị viết bài. - HS viết bài. - HS soát lỗi. - HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình - HS đọc bài. - HS quan sát tranh. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: gấc, gà, ghẹ. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + chẳng/ chẳng/ tranh/ trong. nhau/ bao/ bao. + Giải đố: cái gương, đôi dép. |
-----------Còn tiếp --------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí