Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 15: BÀI CA TRÁI ĐẤT
TUẦN 32 – 34
- Chia sẻ được với bạn về những điều em thấy trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thông qua việc tham gia một hoạt động giải cứu con vật, bản nhỏ biết thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình với các vấn đề về bảo vệ môi trường và bảo vệ động vật hoang dã; biết liên hệ bản thân: Tham gia bảo vệ vạn vật xung quanh mình.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
- Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ các hiện tượng trong tự nhiên); đặt được câu theo mẫu Ai thế nào?
- Nói được 2 – 3 câu về nội dung từng tranh của câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp?; kể được từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợ ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Viêt được 4 – 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về thiên nhiên.
- Giới thiệu được về mọt con vật sống ở biển hoặc đảo mà em biết.
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã).
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Một lần đến chăm sóc.
- SGK, vở bài tập.
- Bài văn về thiên nhiên đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về những điều em thấy trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh, đọc tên bài và phỏng đoán về nội dung câu chuyện được vẽ trong tranh. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Cuộc giải cứu bên bờ biển lên bảng: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem tác động từ rác thải ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh, và chúng ta cũng sẽ xem xem bạn nhỏ trong bài đọc làm gì để giữ gìn môi trường. Mời các em cùng đi vào bài đọc hôm nay: Cuộc giải cứu bên bờ biển. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thông qua việc tham gia một hoạt động giải cứu con vật, bạn nhỏ biết thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình với các vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ động vật hoang dã; biết liên hệ bản thân: Tham gia bảo vệ vạn vật xung quanh mình. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng thong thả, nhấn mạnh ở những từ ngữ nói về hoạt động giải cứu chú chim hải âu, giọng ăn năn, hối hận khi đọc đoạn cuối. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: tiện, chao liệng, thoi thóp, kẹt,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó: thoi thóp (thở rất yếu và không đều một cách mệt nhọc, biểu hiện sắp chết), hối hận (lấy làm tiếc và cảm thấy đau lòng, day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi của mình),… Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Nam đã làm gì với nắp chai nước sau khi uống xong? + Câu 2: Nêu những việc Nam và anh Linh đã làm khi tìm thấy chú chim hải âu. + Câu 3: Vì sao khi quay lại nhìn cái nắp chai, Nam lại cảm thấy hối hận? + Câu 4: Em rút ra bài học gì sau khi đọc xong câu chuyện? Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ bản thân: Tham gia bảo vệ vạn vật xung quanh mình. Hoạt động 3: Luyện đọc lại 2. Viết Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; ch/tr; dấu hỏi/ dấu ngã. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nghe – viết Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn Rừng trưa, trả lời câu hỏi về nội dung. - GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: uy nghi, tráng lệ, trắng, vươn, rủ, mãi,… - GV nhắc HS cách trình bày bài viết. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV đọc từng cụm từ để HS nghe – viết vào VBT. Bước 3: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt d/gi Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS thực hiện BT theo nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nêu kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2c. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và thực hiện BT vào VBT. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 3. Luyện từ Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ các hiện tượng trong tự nhiên). Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. - GV yêu cầu HS chia 2 đội thi giải ô chữ: đọc các gợi ý và tìm từ ngữ phù hợp với mỗi hàng ngang. - GV nhận xét. 4. Luyện câu: Mục tiêu: Đặt được câu theo mẫu Ai thế nào?. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nói trong nhóm và trước lớp câu theo yêu cầu. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. Tiết 5, 6 5. Kể chuyện (Xem – kể) Mục tiêu: Nói được 2 – 3 câu về nội dung từng tranh của câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp?; kể được từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Phỏng đoán về nội dung câu chuyện Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, đọc bóng nói và cùng bạn nói 2 – 3 câu về nội dung từng bức tranh. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS trao đổi về phán đoán của mình với nhóm bên. Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc các từ ngữ gợi ý dưới tranh và kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ. GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời các nhóm kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS nói về nhân vật em thích và giải thích lí do, yêu cầu HS trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện. - GV mời một số HS trao đổi về một ngày được xem là đẹp của bản thân. 6. Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc (tiếp theo) Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện tập nói về tình cảm với một sự việc Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6a. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS nói theo nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nói trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Luyện tập viết về tình cảm với một sự việc Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6b. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói vào VBT. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS đọc bài viết trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. C. Vận dụng 1. Đọc mở rộng Mục tiêu: Chia sẻ được một bài văn đã đọc về thiên nhiên. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn đã đọc về thiên nhiên Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1a. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả, nội dung bài, điều đáng nhớ, việc nên làm,… Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT) Bước 1: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn, tên tác giả, nội dung bài, điều đáng nhớ, việc nên làm,… Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu một con vật sống ở biển hoặc đảo Mục tiêu: Giới thiệu được về một con vật sống ở biển hoặc đảo mà em biết. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2. - GV yêu cầu HS chọn một con vật sống ở biển hoặc đảo mà em biết. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi để giới thiệu về con vật đó theo các gợi ý: + Tên con vật. + Con vật đó có màu gì, hình dáng như thế nào, ăn thức ăn gì,…? + Em thích điểm gì nhất ở con vật đó? Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. | - HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh, đọc tên bài và phỏng đoán về nội dung câu chuyện được vẽ trong tranh. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo GV. - HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS giải thích nghĩa của một số từ khó. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Sau khi uống nước xong, Nam đã tiện tay ném luôn nắp chai xuống biển. + Câu 2: Những việc Nam và anh Linh đã làm khi tìm thấy chú chim hải âu: tìm cách cắt nắp chai, quyết định mang chú chim về nhà để chăm sóc. + Câu 3: Khi quay lại nhìn cái nắp chai, Nam cảm thấy hối hậu vì biết đâu do mình mà chú chim hải âu đã gặp nạn. + Câu 4:HS trả lời theo ý hiểu của bản thân. - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS nêu nội dung bài đọc: Thông qua việc tham gia một hoạt động giải cứu con vật, bạn nhỏ biết thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình với các vấn đề về bảo vệ môi trường và bảo vệ động vật hoang dã. - HS liên hệ bản thân. - HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung. - HS đánh vần theo GV. - HS lắng nghe, chú ý. - HS nghe – viết. - HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d hoặc chữ gi phù hợp với từng bức tranh. - HS quan sát tranh. - HS thực hiện BT theo nhóm đôi: dung dăng dung dẻ, quạt giấy, con dơi, giàn mướp. - Một số HS nêu kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi *. - HS đọc đoạn văn và thực hiện BT vào VBT: Dòng sông quê trong vắt Bóng tre mát trưa hè Võng ầu ơ kẽo kẹt Ngân điệu nhạc chiều quê Theo Phạm Hải Lê Xây nhà trong kẽ đá Kiếm mồi trên cỏ khô Ngay từ sáng tinh mơ Chim đã lùng sâu bọ Có ích dù việc nhỏ Chim vẫn say sưa làm Tối về xếp mào ngủ Nghe cây rừng râm ran. Theo Hoài Khánh - Một số HS trả lời trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3: giải ô chữ. - HS thi giải ô chữ. Đáp án: 1. Mưa 2. Mặt trời 3. Mặt trăng 4. Đảo 5. Sấm 6. Lụt à Ô hàng dọc: Mặt đất. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4: Chọn 2 – 3 sự vật tìm được ở bài tập 3 và đặt câu (theo mẫu). - HS nói trong nhóm và trước lớp câu theo yêu cầu. VD: + Mặt trăng vàng như quả thị. + Con mèo nhà em có bộ lông mượt như tơ. + Trên trời, đám mây có hình giống như một tòa lâu đài. - HS lắng nghe. - HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. - HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. - HS quan sát từng tranh, đọc bóng nói và cùng bạn nói 2 – 3 câu về nội dung từng bức tranh. - HS trao đổi về phán đoán của mình với nhóm bên. - HS đọc các từ ngữ gợi ý dưới tranh, kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ. - Các nhóm kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS nghe GV nhận xét. - HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi. - Một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS nói về nhân vật em thích và giải thích lí do. HS trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện. - Một số HS trao đổi về một ngày được xem là đẹp của bản thân. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6a: Nói về tình cảm của em khi được đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý. - HS nói theo nhóm đôi. VD: + Em được đi tham quan, du lịch nhân dịp em được nghỉ hè. Em đi cùng cả lớp. + Trong chuyến đi, em biết thêm được nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở Đà Lạt. + Được đi tham quan, du lịch, em cảm thấy rất vui, thoải mái và có năng lượn cho năm học mới. - Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT 6b: Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa nói. - HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói vào VBT. - Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1 a: Chia sẻ một bài văn về thiên nhiên đã đọc. - HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả, nội dung bài, điều đáng nhớ, việc nên làm,… - Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn, tên tác giả, nội dung bài, điều đáng nhớ, việc nên làm,… - Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu BT 2: giới thiệu được về một con vật sống ở biển hoặc đảo mà em biết. - HS chọn một con vật sống ở biển hoặc đảo mà em biết. - HS trao đổi trong nhóm đôi để giới thiệu về con vật đó theo các gợi ý. - Một số nhóm HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét - HS lắng nghe GV nhận xét. |
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí