Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 2: Bưu thiếp

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 2: Bưu thiếp. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: BƯU THIẾP (TIẾT 5-10)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nói được với bạn những điều mà em thấy trong tấm bưu thiếp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Công dụng của bưu thiếp và cách làm bưu thiếp; liên hệ bản thân: sẽ học làm bưu thiếp, làm thiệp chúc mừng bạn bè, người thân.
  • Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biết ng/ngh, iu/ưu, g/r.
  • Nói và đáp được lời chào.
  • Viết được lời xin lỗi.
  • Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về gia đình.
  • Chia sẻ được với bạn về những điều em sẽ viết trong bưu thiếp tặng người thân.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Mở rộng vốn từ về gia đình (từ ngữ chỉ người thân: họ nội và họ ngoại); đặt được câu với từ ngữ vừa tìm được.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip về một số hoạt động làm bưu thiếp.
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Cách làm đến hết.
  • Bài viết chính tả để HS nhìn – viết
  1. Đối với học sinh
  • Bài thơ về gia đình đã tìm đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 - 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu tên bài học:

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình trong SHS trang 61 và trả lời câu hỏi: Nói với bạn những điều em thấy trong tấm bưu thiếp dưới đây:

 

 

 

 

+ GV dẫn dắt vào bài học: Các em đã bao giờ sử dụng tấm bưu thiếp chưa? Hiện nay, bưu thiếp được hiểu như thiếp, thiệp. Đó là một tấm giấy nhỏ dùng để báo tin, chúc mừng, mời khách,...có nội dung ngắn gọn và thường được in sẵn. Vậy các em có biết cách để làm một tấm bưu thiếp không? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời cách để các em có thể tự làm một tấm bưu thiếp tặng người thân nhân dịp sinh nhật hoặc dịp lễ, tết. Chúng ta cùng vào Bài 2: Bưu thiếp.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Bưu thiếp SHS trang 61 với giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, đọc rõ những từ ngữ nói về công dụng, các bước làm bưu thiếp.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc mẫu toàn bài:

+ Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, đọc rõ những từ ngữ nói về công dụng, các bước làm bưu thiếp.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: bưu thiếp, bưu điện, hình dạng.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV mời 3 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “dưới đây”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “mặt trong của tấm bưu thiếp”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc để trả lời phần Cùng tìm hiểu trong SHS trang 62; nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Bưu thiếp: tấm giấy nhỏ dùng để báo tin, chúc mừng, mời khách, thường được in sẵn, gửi qua đường bưu điện.

+ Bưu điện: Cơ quan chuyên việc chuyển thư từ, báo chí, hàng, tiền,...

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu SHS trang 62.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Để làm bưu thiếp, em cần chuẩn bị những gì

 

 

 

+ GV hướng dẫn HS: quan sát tranh kết hợp đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Nêu các việc cần làm ở bước 2 và bước 3.

+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Có thể đảo trật tự ở bước 1 và bước 2 không? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS tưởng tượng khi em làm, cắt và trang trí tấm bưu thiếp, em có thể đảo 2 bước được không. Nếu em làm bước 3 trước bước 2 thì điều gì xảy ra

+ GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng; nghe GV đọc lại đoạn từ Cách làm đến hết; luyện đọc theo nhóm; HS đọc lại cả bài.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc.

 

- GV đọc lại đoạn từ Cách làm đến hết.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn văn.

 

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ đoạn từ Cách làm đến hết.

- GV mời 1-2HS đọc đoạn văn.

- GV mời 1 HS khá giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 4: Nhìn – viết

a. Mục tiêu: HS nhìn đoạn văn trong bài Ông tôi (Phong Thu), nêu nội dung đoạn văn; HS nhìn viết từng câu vào vở bài tập.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt đông cả lớp

- GV mời 1HS đứng dậy đọc đoạn chính tả Ông tôi (Phong Thu)

- GV mời 1-2 HS nêu nội dung của đoạn văn.

 

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: đã, quên, vẫn, nước, sao, già, giúp. 

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- GV hướng dẫn HS: lùi vào 1 ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).

- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- HS nhìn viết từng câu văn viết vào vở tập viết.

- GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh, cùng giúp nhau soát, sửa lỗi.

- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 5: Luyện tập chính tả, phân biệt ng/ ngh

a. Mục tiêu: HS đọc thầm các câu đố đã cho; giải các câu đố, biết rằng lời giải đố có tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2b: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố có tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh.

- GV mời 2 HS đọc các câu đố đã cho:

+ HS1: Con gì bốn vó/Ngực nở, bụng thon/Rung rinh chiếc bờm/Phi nhanh như gió (Là con gì?)

+HS2: Con gì ăn cỏ/Đầu nhỏ chưa sừng/Cày cấy chưa tưng/Đi theo trâu mẹ?

(Là con gì?)

- GV hướng dẫn HS:

+ Đọc thầm lại một lần nữa 2 câu đố.

+ Giải đố, câu trả lời bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS trả lời Bài tập vào vở bài tập.

- GV mời đại diện 3-4 HS trình bày kết quả.

Hoạt động 6: Luyện tập chính tả - phân biệt iu/ưu, g/r

a. Mục tiêu: HS chọn chữ g/r, iu/ưu thích hợp; giải nghĩa được một số từ vừa điền được.

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu Bài tập 2c: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS: Lần lượt ghéo vần iu/ưu, chữ g/r vào mỗi từ sao cho tìm được từ thích hợp.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS làm Bài tập vào vở bài tập.

- GV mời 2-3 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ trìu mến, dịu dàng, ưu điểm, rõ ràng, gọn ghẽ, ríu rít.

 

 

 

 

- HS trả lời: Những điều em thấy trong tấm bưu thiếp:

+ Ngày, tháng, năm viết thư: 29/9/2021.

+ Nội dung thư: Nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10, người cháu kính chúc ông mạnh khỏe, nhiều niềm vui.

+ Họ tên người gửi:  Cháu của ông – Minh Châu.

+ Họ tên người nhận: ông Phạm Đức Quý, tỉnh Thanh Hóa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc.

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm.

 

 

 

- HS trả lời: Để làm bưu thiếp, em cần chuẩn bị giấy, bìa màu, kéo, thước, bút, keo dán, nhãn dán.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Các việc cần làm ở:

+ Bước 2: Trang trí và viết chữ Chúc mừng hoặc Thân tặng vào mặt ngoài tấm bưu thiếp.

+ Bước 3: Trang trí, viết lời chúc mừng vào mặt trong tấm bưu thiếp.

- HS trả lời: Không thể đảo trật tự bước 1 và bước 2 được vì sau khi cắt hình dạng tấm bưu thiếp rồi mới có thể vẽ trang trí.

 

 

 

- HS rút ra ý nghĩa bài học: Công dụng của bưu thiếp và cách làm bưu thiếp.

+ HS liên hệ bản thân: sẽ học làm bưu thiếp, làm thiệp chúc mừng bạn bè, người thân.

 

 

 

 

- HS trả lời: Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, đọc rõ những từ ngữ nói về công dụng, các bước làm bưu thiếp.

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Nội dung của đoạn văn nói về các bước để làm bưu thiếp theo hướng dẫn; có thể làm bưu thiếp theo cách của mình, nếu người thân ở xa, có thể gửi bưu thiếp theo đường bưu điện.  

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS đọc bài, HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

- HS trả lời: đoạn văn nói về hình ảnh người ông không một ngày nào quên ra vườn và lời của nhân vật tôi mong ước cho người ông của mình không già thêm nữa.  

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS viết nháp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS chuẩn bị viết bài.

 

 

 

- HS viết bài.

- HS soát lỗi cho nhau.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình một lần nữa.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu Bài tâp.

 

- HS đọc các câu đố.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: ngựa, nghé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: trìu mến, dịu dàng, ưu điểm, rõ ràng, gọn ghẽ, ríu rít.

- HS trả lời: Giải nghĩa các từ vừa tìm được:

+ Trìu mến:  tình yêu thương tha thiết.

+ Dịu dàng: phẩm chất của con người, tính tình thụy mị, thân thiện.

+ Gọn ghẽ: gọn gàng.

+ Ríu rít: những tiếng cao, trong và tiếp liền nhau, nghe không rõ từng tiếng.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 2: Bưu thiếp

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 450k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 250k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 350k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 500k/cả năm - Powerpoint 650k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Bưu thiếp, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay