Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 2: Ong xây tổ

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 2: Ong xây tổ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU

TUẦN 23 – 24

BÀI 2: ONG XÂY TỔ (Tiết 5 – 10)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Nói được với bạn về nơi ở của các con vật em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Nhờ đoàn kết, làm việc có kỉ luật, ong xây được tổ vững chãi.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  3. Năng lực riêng:

- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ua/ươ; r/d/gi, ên/ênh.

- Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ tên các mùa, các tháng của từng mùa); đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?.

- Biết nói và đáp lời đồng ý, lời không đồng ý.

- Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã tham gia.

- Chia sẻ được một truyện đã đọc về thiên nhiên.

- Thực hiện được trò chơi Nhà thơ nhí; nói 1 – 2 câu về một loài vật được nhắc đến trong bài thơ.

  1. Phẩm chất:

- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên; biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ luật.

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành, hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Phương tiện dạy học
  2. Đối với GV

- Giáo án.

- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Còn những bác ong thợ già đến hết.

- Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

  1. Đối với HS

- SGK, vở bài tập.

- Truyện về thiên nhiên đã tìm đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1, 2

A. Khởi động

Mục tiêu: Nói được với bạn về nơi ở của các con vật em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn về nơi ở của các con vật em biết.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài lên bảng: Trong bài đọc trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về điều khiến chim vàng anh ngạc nhiên. Tiếp tục với chủ điểm về thiên nhiên, hôm nay thầy/cô và cả lớp sẽ tìm hiểu về bài đọc Ong xây tổ.

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Nhờ đoàn kết, làm việc có kỉ luật, ong xây được tổ vững chãi; biết liên hệ bản thân: Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên; biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ luật.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm rãi.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: chuỗi, sáp, xốp,...

Bước 2: Hoạt động nhóm và hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó:

+ Sáp: Chất mềm không thấm nước, được một số sâu bọ tạo ra để xây tổ.

+ Hồ: Chất dính được làm từ bột và nước khuấy chín.

+ Xốp: Không chắc, nhẹ, có nhiều lỗ hổng bên trong.

- GV giải thích thêm:

+ Ong trong bài đọc là ong mật – loài ong thường làm tổ ở các hốc cây, hốc đá; có thể bắt về nuôi để lấy mật.

+ Ong thợ: những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hóa, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.

- GV yêu cầu HS luyện đọc một số câu trả lời: Rồi từng chú ong thợ trẻ/ lần lượt rời khỏi hàng,/ lấy giọt sáp dưới bụng/ trộn với nước bọt/ tạo thành một chất đặc biệt/ để xây tổ.//; Còn những bác ong thợ già,/ những anh non thì dùng sức nóng của mình/ sưởi ấm cho những giọt sáp/ đã nhào nước bọt của ong thợ trẻ.//;...

Bước 2: Hoạt động theo cặp

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Khi bắt đầu xây tổ, ong làm gì?

+ Câu 2: Ong thợ già, ong thợ trẻ và ong non thực hiện công việc gì để xây tổ?

+ Câu 3: Tổ ong được miêu tả như thế nào?

+ Câu 4: Khi xây tổ, những chú ong có điểm gì đáng khen?

§ Làm việc đông vui, nhộn nhịp.

§ Đoàn kết, kỉ luật, cùng nhau xây tổ.

§ Làm việc liên tục, không nghỉ.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên; biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ luật.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

2. Viết

Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ua/uơ; r/d/gi, ên/ênh.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe – viết

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn từ đầu đến xây tiếp, trả lời câu hỏi về nội dung.

- GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: chuỗi, lần, lượt, sáp,...; hoặc do ngữ nghĩa: giọt.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV đọc từng cụm từ để HS viết đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).

Bước 3: Hoạt động theo cặp

- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt ua/uơ

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b.

- GV yêu cầu HS đánh vần: u-a-ua, u-ơ-uơ.

Bước 2: Hoạt động theo cặp

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đọc những từ ngữ có trong các tổ ong và chọn tổ ong có từ ngữ viết đúng.

 

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS nêu đáp án.

- GV nhận xét, chốt đáp án và giải thích thêm: “tuớ” không có nghĩa; còn “túa”: kéo nhau ra nơi nào đó cùng một lúc rất đồng, không có trật tự (thường dùng trong khẩu ngữ), VD: bay túa ra, chạy túa ra.

Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - phân biệt r/d/gi, ên/ênh

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c: Chọn tiếng ở từng hũ mật phù hợp với tiếng ở mỗi con ong:

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS lựa chọn BT r/d/gi hoặc ên/ênh, thực hiện BT vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV tổ chức chơi tiếp sức, HS chữa bài.

- GV nhận xét.

Tiết 3, 4

3. Luyện từ

Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ tên các mùa, các tháng của từng mùa).

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ để kể tên các tháng và xếp các tháng theo mùa.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét.

4. Luyện câu

Mục tiêu: Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào?

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a, đọc đoạn văn.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT trong nhóm đôi để tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? trong từng câu.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Chọn từ ngữ phù hợp để thay thế *

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4b.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS thảo luận, chọn từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? thay thế cho * trong nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, đọc lại câu văn sau khi đã điền từ ngữ, so sánh với câu ban đầu.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

5. Nói và nghe

Mục tiêu: Biết nói và đáp lời đồng ý, lời không đồng ý.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nói và đáp lời đồng ý

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 5a.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc lời của các nhân vật trong tranh.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS đóng vai để nói và đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống.

- GV mời một số nhóm HS đóng vai trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

Hoạt động 2: Nói và đáp lời không đồng ý

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5b, đọc các tình huống.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, phân vai anh trai và người em, phân vai hai người bạn để nói và đáp lời không đồng ý phù hợp với mỗi tìn huống. GV gợi ý:

+ Ta thường đáp lời không đồng ý khi nào?

+ Khi không đồng ý, em cần đáp với thái độ thế nào? Vì sao?

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số nhóm HS nói và đáp trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

Tiết 5, 6

6. Thuật việc được tham gia

Mục tiêu: Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã tham gia.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nói về việc làm của mỗi người trong tranh

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS quan sát và nói về việc làm của mỗi người trong tranh theo nhóm đôi.

- GV mời một số nhóm HS nói trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

Hoạt động 2: Viết về việc dọn dẹp nhà cửa để đón Tết của gia đình em

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6b và đọc các câu hỏi gợi ý.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm đôi để trả lời theo các câu hỏi gợi ý.

- GV yêu cầu HS viết nội dung đã nói và VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS đọc bài viết trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

C. Vận dụng

1. Đọc mở rộng

Mục tiêu: Chia sẻ được một truyện đã đọc về thiên nhiên.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chia sẻ một truyện đã đọc về thiên nhiên

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1a.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên truyện, tác giả, nhân vật (hoạt động, đặc điểm), cảm xúc,...

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT)

Bước 1: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện, tác giả, nhân vật (hoạt động, đặc điểm), cảm xúc,...

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

2. Chơi trò chơi Nhà thơ nhí

Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Nhà thơ nhí; nói được 1 – 2 câu về một loài vật được nhắc đến trong bài thơ.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động.

- GV tổ chức cho HS thi đọc các bài thơ về loài vật.

- GV yêu cầu HS nói 1 – 2 câu về con vật có trong bài thơ.

- GV và cả lớp nhận xét.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo GV.

- HS đọc trong nhóm và đọc trước lớp.

- HS giải thích nghĩa của một số từ khó, nghe GV hướng dẫn.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo yêu cầu của GV.

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Khi bắt đầu xây tổ, ong bám nhau thành chuỗi.

+ Câu 2: Để thực hiện công việc xây tổ,

§ Ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hàng, lấy giọt sáp dưới bụng trộn với nước bọt tạo thành một chất đặc biệt để xây tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau, chú khác tiến lên xây tiếp

§ Ong thợ già và ong non dùng sức nóng của mình sưởi ấm cho những giọt sáp đã nhào nước bọt của ong thợ trẻ.

+ Câu 3: Tổ ong được miêu tả là một “tòa nhà đặc biệt”, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau.

+ Câu 4: Điểm đáng khen của những chú ong khi xây tổ: Đoàn kết, kỉ luật, cùng nhau xây tổ.

- HS nêu nội dung bài đọc: Nhờ đoàn kết, làm việc có kỉ luật, ong xây được tổ vững chãi.

- HS liên hệ bản thân.

- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung.

- HS đánh vần theo yêu cầu của GV.

- HS viết đoạn văn vào VBT.

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS đánh vần.

- HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT:

+ Từ ngữ viết đúng: xua tay, huơ vòi, khua nước, muôn thuở.

+ Từ ngữ viết sai: tướ ra à chữa lại: túa ra.

- Một số HS nêu đáp án. Các HS còn lại lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS hoàn thành BT vào VBT:

+ reo vui, dang tay, rang lạc, gieo hạt.

+ bệnh viện, rau dền, bện thừng, dập dềnh.

- HS chơi tiếp sức.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3.

- HS thảo luận nhóm, kể tên các tháng, xếp theo mùa:

+ Mùa xuân: 3 – 4 – 5.

+ Mùa hạ: 6 – 7 – 8.

+ Mùa thu: 9 – 10 – 11.

+ Mùa đông: 12 – 1 – 2.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS đặt và trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT trong nhóm đôi để tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? trong từng câu. Đáp án: mùa đông, xuân sang, hè về, thu đến.

- Một số HS trình bày trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành BT:

+ Mùa xuân, muôn hoa đua nở.

+ Mùa hạ, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.

- HS làm bài vào VBT, đọc lại câu văn sau khi đã điền từ ngữ, so sánh với câu ban đầu.

- Một số HS trình bày trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Cùng bạn đóng vai hoa hồng và vàng anh để nói và đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống.

- HS đóng vai để nói và đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống. VD:

+ Vàng anh ơi, hót cho mình nghe được không?

+ Được chứ!

- Một số nhóm HS đóng vai trước lớp. Cả lớp xem, nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đóng vai, nói và đáp lời bày tỏ ý kiến không đồng ý trong từng trường hợp.

- HS hoạt động theo nhóm. VD:

+ Anh trai rủ em trèo cây hái quả chín:

§ Liên ơi, mấy chùm nhãn kia chín rồi, chúng mình trèo lên hái ăn đi!

§ Không được đâu anh, trèo lên nguy hiểm lắm!

+ Bạn rủ em đi tắm sông:

§ Hùng ơi, nay trời nóng, chúng mình đi tắm sông đi!

§ Không được đâu, tắm sông nguy hiểm lắm!

- Một số nhóm HS nói và đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT.

- HS hoạt động theo nhóm đôi:

+ Bố/Ba lau bàn thờ.

+ Mẹ cắm hoa.

+ Anh trai/hai trang trí cây mai.

+ Bé lau kệ ti vi.

- Một số nhóm HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6b.

- HS thảo luận trong nhóm đôi.

- HS viết nội dung đã nói và VBT.

- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả lớp nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Chia sẻ một truyện đã đọc về thiên nhiên.

- HS hoạt động nhóm nhỏ.

- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS viết vào Phiếu đọc sách.

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Cả lớp nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS lắng nghe, xác định yêu cầu của hoạt động.

- HS thi đọc các bài thơ về loài vật.

- HS nói 1 – 2 câu về con vật có trong bài thơ. Cả lớp nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 2: Ong xây tổ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Ong xây tổ , giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay