Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Tôi yêu Sai Gòn

Soạn mới Giáo án Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo bài 4: Tôi yêu Sai Gòn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 14: VIỆT NAM MẾN YÊU

TUẦN 30 – 31

BÀI 4: TÔI YÊU SÀI GÒN (Tiết 15 – 20)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Ghép được các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con người Sài Gòn của tác giả; biết liên hệ với bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  3. Năng lực riêng:

- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe, s/x, ac/at.

- Mở rộng được vốn từ về đất nước (từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước); đặt được câu giới thiệu, bày tỏ tình cảm với một cảnh đẹp của đất nước.

- Kể được truyện Chuyện quả bầu đã đọc.

- Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với người thân theo gợi ý.

- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về đất nước Việt Nam.

- Nói được những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn.

 

  1. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Phương tiện dạy học
  2. Đối với GV

- Giáo án.

- Bảng phụ ghi đoạn từ Tôi yêu những con đường đến hết.

- Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- HS mang tới lớp bài văn về đất nước Việt Nam đã tìm đọc.

  1. Đối với HS

- SGK, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1, 2

A. Khởi động

Mục tiêu: Ghép được các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi ghép các chữ và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố.

 

- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài mới Tôi yêu Sài Gòn lên bảng: Chúng ta vừa chơi trò chơi để ghép các từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Hà Nội có Hồ Gươm, có lăng Bác, v.v... Vậy Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố mang tên Bác) có gì, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Tôi yêu Sài Gòn.

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con người Sài Gòn của tác giả; biết liên hệ với bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, trìu mến, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cảnh vật, con người, hoạt động; từ ngữ chỉ cảm xúc.

- GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ ngữ, cụm từ khó do cấu tạo, do ảnh hưởng phương ngữ, VD: nắng sớm, phố khuya thưa thớt, buổi sáng tinh sương, vành khuyên ríu rít,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện tình cảm yêu thương, trân quý: Tôi/ yêu nắng sớm Sài Gòn.; Tôi/ yêu cả những con mưa rào bất ngờ ập xuống.//; Thỉnh thoảng trong vòm lá,/ vài chị sáo,/ chị sẻ,/ chị vành khuyên/ ríu rít chuyện trò.//; Tôi/ yêu những con người hào hiệp,/ luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người.//; câu bộc lộ cảm xúc, khẳng định tấm lòng yêu quý tự hào: Yêu biết mấy,/ Sài Gòn của tôi!//.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó:

+ dập dìu: nhiều người, xe cộ qua lại không ngớt.

+ tinh sương: khoảng thời gian rất sớm của buổi sáng.

+ thân thiện: tỏ ra có tình cảm tốt, quý mến.

+ hào hiệp: hết lòng vì người khác, không tính toán thiệt, hơn.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời tiết và đặc điểm của phố phường Sài Gòn.

 

 

 

 

 

 

+ Câu 2: Những con đường Sài Gòn có gì đẹp?

 

 

 

 

+ Câu 3: Vì sao tác giả yêu người Sài Gòn?

 

 

+ Câu 4: Theo em, tình cảm của tác giả với Sài Gòn như thế nào?

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

2. Viết

Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe, s/x, ac/at.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nghe – viết

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn từ Tôi yêu những con đường đến chuyện trò, trả lời câu hỏi về nội dung.

- GV hướng dẫn HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ. VD: rợp, bóng, cây sao, cao vút, chuyển cành, vành khuyên, ríu rít,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: dầu, giữa.

- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV đọc từng cụm từ để HS viết vào vở.

Bước 3: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

Bước 4: Hoạt động cả lớp

- GV nhận xét một số bài viết.

Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt eo/oe

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2b.

 

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện BT vào VBT. Đáp án: hoe, khoe, reo, xoe.

 

 

 

 

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Phân biệt s/x, ac/at

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b.

 

 

 

 

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS đặt câu trong nhóm nhỏ.

 

 

 

 

 

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS trình bày kết quả BT trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Tiết 3, 4

3. Luyện từ

Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về đất nước (từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước).

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ trong nhóm 4 theo hình thức mảnh ghép, mỗi HS tìm một từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước, thống nhất kết quả trong nhóm.

 

 

 

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số nhóm HS trình bày bằng hình thức bổ sung thẻ ghi từ ngữ trên bảng, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.

4. Luyện câu

Mục tiêu: Đặt được câu giới thiệu, bày tỏ tình cảm với một cảnh đẹp của đất nước.

Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a và 4b.

 

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát các bức ảnh gợi ý, giới thiệu về từng cảnh vật ở từng bức ảnh. GV lưu ý HS 4 bức ảnh trong SGK chỉ là gợi ý, không bắt buộc HS phải đặt câu bày tỏ tình cảm với một trong bốn cảnh đẹp đó.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nhỏ: chọn cảnh đẹp sẽ dùng để đặt câu, chọn từ ngữ bày tỏ tình cảm với cảnh đẹp đã chọn, đặt 2 – 3 câu giới thiệu và câu bày tỏ tình cảm với cảnh đẹp đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

5. Kể chuyện (Đọc – kể)

Mục tiêu: Kể được truyện Chuyện quả bầu đã đọc.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Đọc lại truyện Chuyện quả bầu

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại truyện Chuyện quả bầu.

Hoạt động 2: Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 sắp xếp lại các bức tranh theo diễn tiến của câu chuyện.

Hoạt động 3: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh đã sắp xếp lại thứ tự.

Bước 2: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS kể chuyện nối tiếp trong nhóm 4.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 4: Kể toàn bộ câu chuyện

Bước 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét phần kể chuyện.

 

- GV nhận xét phần kể chuyện.

Tiết 5, 6

6. Luyện tập nói, viết về tình cảm với người thân

Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với người thân theo gợi ý.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện tập nói về tình cảm với người thân

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a (đọc cả phần gợi ý)

 

- GV yêu cầu HS nói theo nhóm đôi.

 

 

 

 

 

- GV mời một số HS nói trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Luyện tập viết về tình cảm với người thân

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6b.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói vào VBT.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS đọc bài viết trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

C. Vận dụng

1. Đọc mở rộng

Mục tiêu: Chia sẻ được một bài văn đã đọc về đất nước Việt Nam.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn đã đọc về đất nước Việt Nam

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 1a.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả, điều em thích – hình ảnh đẹp – câu văn hay, điều em muốn nói – cảm xúc – việc làm,...

Bước 3: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT)

Bước 1: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn (tên tác giả), điều em thích (hình ảnh đẹp, câu văn hay), điều em muốn nói (cảm xúc, việc làm),...

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

2. Nói về những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn

Mục tiêu: Nói được những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn một vài điều em có thể chia sẻ với người thân:

+ Tên bài văn.

+ Nội dung của bài văn.

+ Những câu văn, những hình ảnh em thích.

+ ...

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi ghép các chữ và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, An Giang, Hà Giang,...

- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo GV.

 

 

 

- HS luyện đọc theo GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

 

 

- HS giải thích nghĩa của một số từ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Từ ngữ chỉ thời tiết và đặc điểm của phố phường Sài Gòn:

§  Từ ngữ chỉ thời tiết: nắng sớm, lộng gió, cơn mưa rào bất ngờ.

§  Từ ngữ chỉ đặc điểm của phố phường Sài Gòn: dập dìu xe cộ, phố khuya thưa thớt tiếng ồn, thành phố yên ắng.

+ Câu 2: Những con đường Sài Gòn đẹp vì rợp bóng hàng me, hàng cây sao, cây dầu cao vút và giữa những tán cây xanh có những chú sóc nâu nhanh nhẹn chuyển càng, có vài chị sáo, chị sẻ, chị vành khuyên ríu rít chuyện trò.

+ Câu 3: Tác giả yêu người Sài Gòn vì họ là những con người thân thiện, trên môi luôn nở nụ cười, hào hiệp, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

+ Câu 4: HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. VD: Tác giả rất yêu mến Sài Gòn, gọi Sài Gòn là “Sài Gòn của tôi”.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS nêu nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con người Sài Gòn của tác giả.

- HS liên hệ bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung.

 

- HS đánh vần theo GV.

 

 

 

- HS lắng nghe, lưu ý.

 

 

- HS nghe – viết.

 

 

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2b: Chọn vần eo hoặc oe thích hợp với mỗi * và thêm dấu thanh (nếu cần).

 

- HS thực hiện nhóm đôi, thực hiện BT vở VBT:

Dưới ánh nắng vàng hoe

Cánh phượng hồng khoe sắc

reo cùng tiếng ve

Mở tròn xoe con mắt.

 

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt câu để phân biệt các cặp từ:

§  sâu – xâu

§  sôi – xôi

§  bác – bát

§  rác – rát

 

- HS đặt câu trong nhóm nhỏ:

+ Con sâu đang bò trên chiếc lá.

+ Em xâu kim giúp bà.

+ Để đồ xôi, cần có nước sôi.

+ Bác em bảo em lấy cho bác cái bát.

+ Phải bỏ rác đúng nơi quy định.

+ Nắng trưa hè làm rát da, rát mặt.

 

- Một số HS trình bày kết quả BT trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước.

 

- HS tìm từ ngữ trong nhóm 4 theo hình thức mảnh ghép, mỗi HS tìm một từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước, thống nhất kết quả trong nhóm:

+ tự hào

+ nhớ thương

+ đau đáu

+ biết ơn

 

- Một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS thực hiện BT vào VBT.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và xác định yêu cầu của bt 4a và 4b: giới thiệu một cảnh đẹp mà em biết (theo mẫu), bày tỏ tình cảm đối với một cảnh đẹp em đã có dịp đến thăm.

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm nhỏ, hoàn thành BT.

VD: Hồ Tây là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội. Hồ Tây rộng hơn Hồ Gươm rất nhiều. Có rất nhiều câu chuyện sự tích về Hồ Tây. Hồ Tây không những là địa điểm đẹp của Hà Nội mà còn là một vùng văn hóa đặc sắc với nhiều sự tích xung quanh liên kết chặt chẽ. Buổi sớm, ta có thể đạp xe vài vòng quanh hồ để tập thể dục. Buổi chiều, Hồ Tây lại là chốn hò hẹn của những đôi thanh niên. Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Hồ Tây vốn đẹp và đã đi vào ca dao từ rất lâu như vậy.

 

- Một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe nhận xét.

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm lại truyện Chuyện quả bầu.

 

 

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 sắp xếp lại các bức tranh theo diễn tiến của câu chuyện: 4 – 1 – 2 – 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát các bức tranh đã sắp xếp lại thứ tự.

 

- HS kể chuyện nối tiếp trong nhóm 4.

 

 

- HS kể nối tiếp từng đoạn trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

 

- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét phần kể chuyện.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6a: Nói về tình cảm của em với một người thân trong gia đình.

- HS thực hành nói theo nhóm đôi. VD: Ba em là giáo viên. Ba không những dạy em những kiến thức trong sách vở mà còn dạy em rất nhiều điều về cuộc sống. Những lúc rảnh rỗi, ba và em thường chơi thả diều. Em rất yêu quý ba.

- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6b: Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa nói.

- HS thực hiên BT vào VBT.

 

 

- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1a.

 

 

- HS hoạt động nhóm nhỏ.

 

 

 

 

- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS viết vào Phiếu đọc sách.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS lắng nghe, thực hiện với người thân ở nhà.

Soạn mới giáo án Tiếng việt 2 Chân trời bài 4: Tôi yêu Sai Gòn

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 450k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 250k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 350k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 500k/cả năm - Powerpoint 650k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Tiếng việt 2 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án Tiếng việt 2 mới CTST bài Tôi yêu Sai Gòn, giáo án soạn mới Tiếng việt 2 ctst

Soạn mới giáo án tiếng việt 2 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay