Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 15: BÀI CA TRÁI ĐẤT
TUẦN 32 – 34
- Bày tỏ được ý kiến của em về hành động của các bạn nhỏ trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Hướng dẫn cách phân loại rác; cần giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp; biết liên hệ bản thân: Vận dụng các phân loại rác để giữ gìn môi trường; viết được 2 – 3 điều nên và không nên làm để bảo vệ môi trường.
- Viết đúng chữ V hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động; đặt được câu đề nghị.
- Chia sẻ được với bạn cách làm một đồ dùng từ vỏ chai, vỏ hộp.
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã).
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Rác tái chế đến đồ chơi.
- Mẫu chữ viết hoa V (kiểu 2).
- Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3.
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Bày tỏ được ý kiến của em về hành động của các bạn nhỏ trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh và bày tỏ ý kiến của mình về hành động của hai bạn nhỏ trong tranh; từ đó, HS phỏng đoán về nội dung bài đọc. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS thử nêu cách phân loại rác mà em biết. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Bạn biết phân loại rác không? lên bảng: Để biết các em đã phân loại rác đúng hay chưa, chúng ta cùng đi vào bài đọc Bạn biết phân loại rác không?. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Hướng dẫn cách phân loại rác; cần giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp; biết liên hệ ban thân: Vận dụng các phân loại rác để giữ gìn môi trường; viết được 2 – 3 điều nên và không nen làm để bảo vệ môi trường. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng từ tốn, chậm rãi. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: xử lí, phân hủy,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + rác: những thứ vụn vặt bị vứt bỏ vương vãi và làm bẩn – nói tổng quát. + sinh hoạt: những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của một người hay một cộng đồng ngời – nói tổng quát. + xử lí: ấp dụng những thao tác nhất định vào cái gì đó để nghiên cứu, sử dụng. + hữu cơ: thuộc giới sinh vật, mang đặc thù của những vật có cơ quan thực hiện chức năng sống. + vô cơ: không thuộc giới sinh vật, không phải là vật có sự sống. + tái chế: làm lại vật khac từ những sản phẩm cũ, hỏng, hoặc từ đồ phế thải. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Rác thải được chia thành mấy loại? + Câu 2: Những loại rác nào có thể tái chế được? + Câu 3: Cho các loại rác sau vào đúng thùng rác: + Câu 4: Em cần làm gì để giúp người thân biết cách phân loại rác? (GV gợi ý HS kể lại bài đọc cho người thân nghe, làm mẫu cho người thân, v.v...) Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Vận dung cách phân loại tác để giữ gìn môi trường. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài đọc, từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại đoạn từ Rác tái chế đến đồ chơi. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp đoạn từ Rác tái chế đến đồ chơi. - GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động: Cùng sáng tạo – Điều em muốn nói. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ: nêu 2 – 3 điều nên và không nên làm để bảo vệ môi trường. GV khuyến khích cách diễn đạt độc đáo nhưng không ảnh hưởng đến đạo đức hay thuần phong mĩ tục. VD: giữ vệ sinh, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ động vật, tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường, chấp hành nội quy bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, không phá tổ chim, không bẻ cành, vặt hoa,... Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 2. Viết Mục tiêu: Viết đúng chữ V hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ V hoa (kiểu 2) Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ V hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ V hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ V hoa. + Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu trái – phải, nét cong phải và cong dưới (tạo vòng xoắn nhỏ). + Cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét móc 2 đầu, viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi) rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong dưới nhỏ cắt ngang nét cong phải tạo thành một vòng xoắn nhỏ, dừng bút phía trên ĐK ngang 3, giữa ĐK dọc 3 và 4. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ V hoa vào bảng con. - GV yêu cầu HS tô và viết chữ V hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Vâng lời cha mẹ: lễ phép, biết nghe lời chỉ dạy của bố mẹ. - GV nhắc lại quy trình viết chữ V hoa và cách nối từ chữ V hoa sang chữ â. - GV viết mẫu chữ Vâng. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Vâng và câu ứng dụng Vâng lời cha mẹ vào VTV. Hoạt động 3: Luyện viết thêm Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Nguyễn Đình Thi Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ V hoa, chữ Việt và câu thơ vào VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. 3. Luyện từ Mục tiêu: Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc từ ngữ trong khung và thảo luận trong nhóm nhỏ, sắp xếp các từ ngữ vào 2 nhóm. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để chữa BT. - GV nhận xét. 4. Luyện câu Mục tiêu: Đặt được câu đề nghị. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Đặt 2 – 3 câu về những hoạt động bảo vệ môi trường Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Đặt 2 – 3 câu đề nghị các bạn chung tay bảo vệ môi trường Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4b. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. C. Vận dụng Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn cách làm một đồ dùng từ vỏ chai, vỏ hộp. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với bạn cách làm một đồ dùng từ vỏ chai, vỏ hộp. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo nhóm nhỏ. GV gợi ý HS nói về làm con heo tiết kiệm, làm chậu trồng cây, kính bảo hộ phòng chống Covid. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. | - HS hoạt động nhóm đôi, quan sat tranh và bày tỏ ý kiến của mình về hành động của hai bạn nhỏ trong tranh; từ đó, HS phỏng đoán về nội dung bài đọc. - Một số HS thử nêu cách phân loại rác mà em biết. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc trong nhóm và trước lớp. - HS giải thích nghĩa của một số từ khó. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Rác thải được chia thành 3 loại: hữu cơ, vô cơ và tái chế. + Câu 2: Những loại rác có thể tái chế được là giấy thải, các loại hộp, chai vỏ lon thực phẩm, quần áo cũ, vải cũ,... + Câu 3: § Rác hữu cơ: lá cây, đồ ăn thừa. § Rác rái chế: vỏ chai § Rác vô cơ: pin, túi da. + Câu 4:HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS nêu nội dung bài đọc: Hướng dẫn các cách phân loại tác; cần giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp. - HS liên hệ bản thân. - HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài, xác định giọng đọc, một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp. - Một số HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm theo. - HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động: Viết 2 – 3 điều nên và không nên làm để bảo vệ môi trường. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ, hoàn thành BT. - HS thực hiện BT vào VBT. - Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS quan sát mẫu chữ V hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ V hoa. - HS quan sát. - HS viết chữ V hoa vào bảng con. - HS tô và viết chữ V hoa vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Vâng lời cha mẹ. - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết chữ Vâng và câu ứng dụng Vâng lời cha mẹ vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa câu thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. - HS viết chữ V hoa, chữ Việt và câu thơ vào VTV. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu câu của BT 3: Xếp các từ ngữ vào 2 nhóm: chỉ tài nguyên thiên nhiên và chỉ hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - HS đọc từ ngữ trong khung và thảo luận trong nhóm nhỏ, sắp xếp các từ ngữ vào 2 nhóm: + Chỉ tài nguyên thiên nhiên: cây cối, biển đảo, rừng núi, chim chóc, nước. + Chỉ hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: trồng cây, phân loại rác, bảo vệ chim muông, giữ vệ sinh môi trường, tiết kiệm nước. - HS chơi tiếp sức để chữa BT. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4a: Đặt 2 – 3 câu về những hoạt động bảo vệ môi trường. - HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT: + Chúng ta cần bỏ rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường. + Mọi người nên thay túi ni-lông bằng túi giấy để bảo vệ môi trường. + Trồng cây xanh giúp cho không khí trong lành, giảm thiểu ô nhiễm không khí. - HS chơi trò chơi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b: Đặt 2 – 3 câu đề nghị các bạn chung tay bảo vệ môi trường. - HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT: + Chúng mình cùng đi phân loại rác nhé! + Chúng mình vẽ tranh để cổ vũ mọi người dùng túi giấy theo cho túi ni – lông nhé! + Cậu có thể chỉ cho tớ cách phân loại rác được không? - HS thực hiện BT vào VBT. - Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu hoạt động. - HS thực hiện hoạt động trong nhóm nhỏ. - Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác